Để đảm bảo an toàn cho thức ăn đường phố

TTCN - Thức ăn đường phố không chỉ là chuyện ăn uống, chuyện sức khỏe mà còn đóng vai trò KT-XH quan trọng. Nó còn là một nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực VN. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì cũng cần phải giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến văn minh đô thị, sức khỏe người tiêu dùng..

Phóng to
Khu buôn bán thức ăn đường phố tập trung tại hẻm 306 Võ Văn Tần, Q3
TTCN - Thức ăn đường phố không chỉ là chuyện ăn uống, chuyện sức khỏe mà còn đóng vai trò KT-XH quan trọng. Nó còn là một nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực VN. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì cũng cần phải giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến văn minh đô thị, sức khỏe người tiêu dùng..

* Ông Đỗ Gia Khang - phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN: Cần có quyết tâm

Một khi người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về những nguy cơ của TAĐP, họ hiểu phải làm gì để tự bảo vệ mình. Ngoài ra cần phải giáo dục và cấp giấy phép cho người bán TAĐP để buộc họ phải có kiến thức và thực hành một cách tự giác những qui định về VSATTP.

Cán bộ quản lý cơ sở như phường, xã cũng cần được thông tin và giáo dục để họ có kiến thức chuyên môn và quan tâm đến VSATTP. Có vậy chúng ta mới có cơ sở để đảm bảo an toàn cho TAĐP.

Hiện nay chúng ta đã có nhiều qui định về VSATTP đối với TAĐP, nhưng qui định mới chỉ dừng lại ở... khuyến cáo thực hiện chứ chưa bắt buộc để trở thành một nếp sống văn hóa. Kiểm tra và xử lý là biện pháp không thể thiếu hoặc coi nhẹ.

* l 99,5% người dân sử dụng TAĐP, trong đó 50% ăn TAĐP hằng ngày.

* l 82% sử dụng TAĐP là điểm tâm buổi sáng.

* l 74% chọn TAĐP chủ yếu là vì tiện lợi và sẵn có.

* l 79% TAĐP được sử dụng là bún, miến, phở, cháo; kế đến là bánh mì, xôi, bánh bao (51%) và cơm bình dân (49%).

* 61,5% người bán TAĐP mong muốn có chỗ buôn bán ổn định, 38,5% còn lại muốn bán rong.

* 37% cho rằng hiểu biết VSATTP là cần thiết, nhưng 63% không muốn được đào tạo về VSATTP.

* Đại úy Thân Ngọc Thụy - đội trưởng đội tham mưu Phòng cảnh sát trật tự Công an TP.HCM: Sắp xếp lại việc buôn bán TAĐP!

Giải quyết vấn đề lấn chiếm lòng lề đường của người bán hàng rong phải đi đôi với việc đảm bảo cho họ kiếm sống được. Đây là vấn đề không thể làm một sớm một chiều. Là người thực thi pháp luật, chúng tôi đề nghị phải tăng cường giáo dục để họ biết việc buôn bán hàng rong, ăn uống chiếm dụng lòng lề đường là hành vi vi phạm qui tắc về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng cần phải được xử lý.

Ngoài ra, chính quyền (phường xã) phải nắm được cụ thể tình hình buôn bán TAĐP, những người hành nghề kinh doanh TAĐP ở địa phương mình để có biện pháp hợp lý: tạm sắp xếp ở những tuyến đường không phải là trọng điểm, hoặc tạo vốn xóa đói giảm nghèo giúp họ chuyển đổi nghề.

* Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: Cần có khu vực buôn bán TAĐP

Chính quyền địa phương nên qui định một số khu vực cố định được phép bán các mặt hàng nào đó (nhất là các mặt hàng cần sử dụng nước để chế biến hoặc rửa dụng cụ) vào một giờ nhất định trong ngày (tùy mặt hàng phục vụ bữa ăn sáng, trưa hay chiều). Có thể thu một phần lệ phí của những người bán để trang bị các phương tiện vệ sinh và lao động công ích.

* Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM: Tăng cường kiểm tra và xử phạt

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tránh các vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra, đặc biệt đối với các mặt hàng TAĐP, theo chúng tôi, trung tâm y tế, đội y tế dự phòng cần phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương tăng cường công tác thanh - kiểm tra một cách thường xuyên hoặc định kỳ về VSATTP đối với các hộ kinh doanh buôn bán.

Cấm các xe đẩy bán hàng rong trên đường phố, trường học. Vì tất cả xe đẩy không đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số vụ ngộ độc. Phải có biện pháp giải quyết nghiêm khắc khi phát hiện những tổ chức, tập thể, cá nhân nào vi phạm những qui định về VSATTP (rút giấy phép kinh doanh và tịch thu phương tiện buôn bán).

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận