03/10/2003 07:12 GMT+7

Hà Nội: ngổn ngang rác xây dựng

NGUYỄN TRỌNG PHÚ
NGUYỄN TRỌNG PHÚ

TT (Hà Nội) - Tốc độ phát triển đô thị kéo theo nhu cầu về xây dựng đã khiến thủ đô Hà Nội ngày nay trở thành một đại công trường. Từ phố chính cho đến ngoại ô đi đâu cũng gặp bụi và vật liệu phế thải xây dựng, thậm chí cả dòng sông cũng đầy gạch cát...

UTP3RiVU.jpgPhóng to

Một bãi rác xây dựng tại đường Trần Khánh Dư, Hà Nội

TT (Hà Nội) - Tốc độ phát triển đô thị kéo theo nhu cầu về xây dựng đã khiến thủ đô Hà Nội ngày nay trở thành một đại công trường. Từ phố chính cho đến ngoại ô đi đâu cũng gặp bụi và vật liệu phế thải xây dựng, thậm chí cả dòng sông cũng đầy gạch cát...

Nơi tập kết của những đội quân đổ trộm rác

Dọc hai bờ sông Tô Lịch từ lâu đã trở thành bãi đáp của những chuyến xe đổ trộm vật liệu xây dựng phế thải, nhất là những đoạn thuộc các đường Bưởi, đường Láng và Kim Giang…

Mặc dù lực lượng công nhân của Công ty Môi trường đô thị thành phố vẫn thường xuyên thu dọn nhưng chỉ hôm trước hôm sau ở chỗ cũ lại mọc lên một đống gạch vữa khác.

ONRccpqE.jpgPhóng to
Nơi tập kết rác tại đường Kim Giang (bên sông Tô Lịch)
Không ai biết nó mọc lên từ đâu nhưng H. “vổ” thì biết. H. “vổ” là người gốc Định Công, xuất thân từ nghề chở thuê vật liệu xây dựng với số vốn ban đầu chỉ là chiếc xe ngựa nát. Nhận thấy nhu cầu đổ rác thải xây dựng ngày càng lớn, H. chuyển qua đổ thuê vật liệu xây dựng.

Trước đây do diện tích ao hồ còn rộng nên những hộ có nhu cầu sửa chữa hoặc xây mới nhà ở còn có chỗ để đổ phế thải xây dựng. Bây giờ diện tích đất trống ao hồ càng hẹp, nhà cửa san sát, nghề đổ thuê vật liệu xây dựng của H. “vổ” càng có cơ phát. Đến nay H. đã có trong tay trên chục chiếc xe tải loại 2 tấn chuyên đổ thuê vật liệu xây dựng.

Hà Nội hiện giờ đang là một công trường khổng lồ, đường sá chỗ nào cũng thấy đào bới xây lấp, cơ quan xây rồi nhà dân cũng xây.

Đã xây thì phải thải ra phế liệu xây dựng, không dọn thì bị phạt, vậy là đội xe của H. không lúc nào ngớt việc.

Cứ ngày thì H. đi ký hợp đồng, đêm hắn chỉ đạo đội quân của mình chở rác xây dựng đi đổ trộm ở những nơi vắng dân cư. Lý do mà H. phải đổ trộm rác thải hết sức đơn giản: nếu đổ vào các bãi phế thải xây dựng thì phải trả tiền bãi.

Hà Nội hiện nay có hai bãi đổ phế thải xây dựng là bãi Nam Sơn (Sóc Sơn) và bãi Lâm Du (Gia Lâm). Tuy nhiên số công trình xây dựng ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để vận chuyển phế thải xây dựng đến các bãi này lại rất ít.

Ai là người giải quyết?

Hiện nay không chỉ những tuyến phố dọc bờ sông Tô Lịch là chịu cảnh rác xây dựng ngổn ngang, bụi cát mù mịt mà khắp Hà Nội, các đường Lò Đúc, Mai Dịch, Tam Trinh, Nguyễn Khoái, Trần Khánh Dư, Trần Khát Chân... cho đến đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường Pháp Vân đâu đâu cũng thấy gạch vữa, ngói, ximăng vương vãi.

Theo số liệu của Ban thanh tra GTCC thành phố, từ đầu năm đến nay ban kiểm tra đã lập biên bản xử lý gần 480 trường hợp đổ rác phế thải xây dựng, xe làm rơi vãi phế thải... Giải tỏa 182 điểm tập kết vật liệu xây dựng trái phép. UBND thành phố nhiều lần yêu cầu các ban ngành xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên các đợt ra quân của các ban ngành chức năng cũng chỉ rầm rộ một thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy. Trên thực tế, trách nhiệm lại chẳng được đặt cho một đơn vị cụ thể nào gánh vác.

Tình trạng “cha chung không ai khóc” cũng là điều tất yếu. Cho nên rác xây dựng vẫn cứ được đổ bừa bãi, còn người đi đường cứ phải hứng chịu, môi trường đô thị cứ việc nhem nhuốc bụi mù mịt trong khi SEA Games 22 đang đến gần.

NGUYỄN TRỌNG PHÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên