29/09/2003 07:15 GMT+7

Cổ phần hóa chậm, do đâu?

<FONT color=#050505>NG.T.</FONT></FONT></FONT>
NG.T.

TT - Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đạt tiến độ như kế hoạch. Có nhiều lý do cho sự chậm trễ này. Tuổi Trẻ xin giới thiệu đến bạn đọc hai ý kiến khác nhau; một của chuyên viên kinh tế và chứng khoán Huy Nam, một của phó trưởng ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (trung ương) Nguyễn Văn Huy.

ClbA1EDH.jpgPhóng to

Công ty Vinamilk đã có kế hoạch cổ phần hóa, và Nhà nước vẫn giữ 80%

TT - Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đạt tiến độ như kế hoạch. Có nhiều lý do cho sự chậm trễ này. Tuổi Trẻ xin giới thiệu đến bạn đọc hai ý kiến khác nhau; một của chuyên viên kinh tế và chứng khoán Huy Nam, một của phó trưởng ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (trung ương) Nguyễn Văn Huy.

Chuyên viên kinh tế và chứng khoán Huy Nam: "Khoảng lặng 51%..."

Đầu năm 2003, với quyết tâm của Chính phủ, khoảng 2.000 DN đã được lên lịch cho kế hoạch sắp xếp từ 2003 - 2005, chỉ tiêu CPH mỗi năm được xác định cụ thể bằng các danh sách riêng cho từng bộ ngành, địa phương. Tuy vậy, đến gần hết quí 3-2003 tình hình thực tế vẫn không mấy khả quan.

Nguyên nhân đưa đến sự trì trệ như vậy ngoài những lý do cố hữu, nay có thêm các vướng mắc từ những qui định mới, trong đó có qui định ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý triển khai: qui định về tỉ lệ cổ phần do Nhà nước giữ lại khi bán cổ phần lần đầu, mức ít nhất là 51% đối với các công ty có vốn trên 5 tỉ đồng và sản xuất kinh doanh có lãi (chỉ thị 01/2003/CT-TTg).

Chỉ “vướng một chút”!

Chín tháng đầu năm nay, TP.HCM mới cổ phần hóa (CPH) được 18 doanh nghiệp (DN) nhà nước, chậm nếu so với chỉ tiêu trung ương giao là CPH 37 DN.

Theo phó Ban đổi mới quản lý DN TP.HCM Trần Ngọc Phượng, từ sau khi nghị định 64 về CPH ban hành, đã có nhiều văn bản của bộ ngành trung ương và UBND TP.HCM hướng dẫn rất cụ thể về khâu kỹ thuật khi tiến hành CPH như định giá trị DN, xử lý các vấn đề tài chính, chế độ cho người lao động...

Thực tế thực hiện CPH cho thấy số vướng mắc thuộc loại “không giải quyết ngay được” còn rất ít, và thường liên quan đến việc định giá trị của tài sản là đất đai hoặc DN thuộc diện phải di dời.

Như vậy, rõ ràng việc báo vướng mắc của các DN nằm trong diện CPH ở TP.HCM phần nhiều chỉ nhằm mục đích để kéo dài thời gian thực hiện CPH, thậm chí để xin hoãn CPH. Và chuyện “còn vướng một chút” ở đây có vẻ không phải là vướng về mặt kỹ thuật, mà chủ yếu là vướng ở khâu tâm lý: muốn kéo dài thời gian sắp xếp để giữ quốc doanh mà thôi!

Dù ít nghe nhắc đến, song đây là một vấn đề được hầu hết các công ty trong cuộc, nhà đầu tư và giới phân tích kinh tế quan tâm đặc biệt. Băn khoăn chủ yếu xuất phát từ tâm lý e ngại trước sự ra đời một thực thể vừa là DN cổ phần vừa là DNNN.

Như vậy, liệu rằng một công ty cổ phần vừa phải bươn chải trong một sân chơi qui ước có tính sàng lọc khắt khe (Luật DN), vừa phải tuân thủ một khuôn khổ được chế định theo quyền năng độc tôn (Luật DNNN), sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn hay tốt bằng các DN chỉ cần theo một luật, chơi trong một sân?

Thật ra, việc giữ lại 51% cổ phần chi phối khi CPH một công ty sẽ là việc bình thường nếu công ty đó đang thủ đắc các ưu thế vượt trội.

Trong khi Nhà nước một lần nữa tỏ ra thận trọng với khuyến nghị giữ lại 51%... thì đồng thời cũng rất quyết liệt muốn đẩy mạnh tiến trình CPH cho kịp với lộ trình hội nhập. Do đã được lên danh sách, lần này các DN không còn lý do để nấn ná, tuy vậy hầu hết họ vẫn còn ngại về tỉ lệ 51%.

* Ông Nguyễn Văn Huy:"Chỉ là bước đi"

Chỉ thị 01 của Thủ tướng qui định đối với DNNN CPH có vốn trên 5 tỉ đồng và sản xuất kinh doanh có lãi thì khi bán cổ phần lần đầu Nhà nước giữ ít nhất 51% vốn điều lệ.

Thực tế qui định này ra đời là nhằm tạo bước đi CPH một cách tích cực và vững chắc hơn. Quá trình thực hiện CPH vừa qua cho thấy việc bán cổ phần đã khó khăn do số DN CPH có độ hấp dẫn đầu tư cao không còn nhiều.

Đã có tình trạng DN CPH không bán hết số cổ phần bán ra cho người lao động tại DN và công chúng bên ngoài dù đã có quyết định chuyển thể cả năm, làm cho việc chuyển đổi sang công ty cổ phần ở các DN này thường bị kéo dài.

Nếu Nhà nước thay đổi cách làm là giữ lại tỉ lệ cao và chỉ bán cổ phần lần đầu với tỉ lệ thấp thì rõ ràng sẽ bán nhanh hơn, từ đó DN sẽ mau chóng được chuyển thể sang công ty cổ phần để hoạt động với mô hình mới.

Mặt khác, việc Nhà nước giữ lại mức cổ phần cao khi bán ra lần đầu và sẽ tiếp tục bán ra số cổ phần này bằng hình thức đấu giá hoặc bán trên thị trường chứng khoán cũng sẽ giúp bán được với giá sát giá thị trường hơn.

Điều này sẽ làm giảm luồng ý kiến phê phán CPH là gây thất thoát tài sản đã được đề cập khá nhiều trong thời gian vừa qua, tạo điều kiện cho tiến trình CPH được thực hiện một cách nhanh chóng hơn.

NG.T.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên