03/10/2003 07:14 GMT+7

Ngành điều cần nhìn về thị trường nội địa

HẢI ĐĂNG thực hiện
HẢI ĐĂNG thực hiện

TT - Năm 2003, ngành điều sẽ xuất khẩu khoảng 70.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch hơn 235 triệu USD, giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới (sau Ấn Độ) kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên ngành điều hiện đang đối diện với hàng loạt vấn đề khó khăn. PV Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với ông Bạch Quốc Khang - cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm sản và nghề muối.

eGjViy3l.jpgPhóng to
Ông Bạch Quốc Khang
TT - Năm 2003, ngành điều sẽ xuất khẩu khoảng 70.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch hơn 235 triệu USD, giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới (sau Ấn Độ) kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên ngành điều hiện đang đối diện với hàng loạt vấn đề khó khăn. PV Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với ông Bạch Quốc Khang - cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm sản và nghề muối.

Ông cho biết:

- Nếu tiếp tục giữ được nhịp độ như hiện nay, ngành điều hoàn toàn có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD vào năm 2010 như mục tiêu Chính phủ đề ra.

Tuy nhiên, ngành điều cũng đang bộc lộ một số nhược điểm mà nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng này.

Thứ nhất, đó là chất lượng hạt điều chưa cao, chẳng hạn tỉ lệ hạt điều trắng của VN chỉ đạt khoảng 40% trong khi tại một số nước như Ấn Độ hay Brazil, tỉ lệ này là 70%.

Thứ hai, do quá phụ thuộc lao động chân tay, lĩnh vực chế biến điều hiện nay đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng, thậm chí có nhiều đơn vị thiếu đến 50% lao động. Ngành điều cũng chưa tận dụng tốt phế phụ phẩm như trái điều chẳng hạn.

* Nhưng thưa ông, nhiều doanh nghiệp chế biến cho rằng ngành điều chưa được Nhà nước đầu tư tương xứng, một số đề án nghiên cứu công nghệ dành cho ngành điều nhưng làm xong đều... xếp xó?

ti8f9sdQ.jpgPhóng to

Khâu phân loại hạt điều tốn rất nhiều nhân công nhưng chưa được cơ giới hóa

- Đúng là Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho ngành điều, nhất là lĩnh vực nghiên cứu thiết bị công nghệ và xúc tiến thương mại.

Từ năm 2000 đến nay, Nhà nước và cả doanh nghiệp chế biến điều đã đầu tư khoảng 50 tỉ đồng cho cây điều, nhưng chủ yếu mới tập trung ở khâu nghiên cứu giống mới, còn đầu tư cho thiết bị công nghệ chưa nhiều và vẫn còn không ít bất cập.

* Vậy sắp tới ngành điều sẽ được hỗ trợ gì trong vấn đề đổi mới công nghệ?

- Tới đây sẽ có chính sách tăng cường đầu tư, cấp kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu cho đến lúc ra được thiết bị ứng dụng hiệu quả, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng phải góp sức đầu tư.

Tuy nhiên, để tránh hiện tượng Nhà nước bỏ tiền ra làm, đề tài nghiệm thu xong lại xếp vào tủ, trước hết công tác nghiên cứu phải gắn với thực tiễn và phải được tổ chức thực hiện, giám sát có hệ thống.

Tất cả đề tài nghiên cứu thiết bị công nghệ phục vụ ngành điều, từ đề tài cấp Nhà nước đến bộ ngành và cả các đề tài do các doanh nghiệp thực hiện sẽ được tập hợp vào một chương trình chung, được các nhà khoa học thẩm định nhằm tránh chồng chéo, gây lãng phí.

* Theo ông, để tiếp tục giữ vững phong độ phát triển, ngành điều cần phải làm gì trong thời gian tới?

- Với 95% sản phẩm dành cho xuất khẩu, quả thật ngành điều hiện nay quá phụ thuộc thị trường nước ngoài. Một khi thị trường thế giới biến động, ngành điều sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó phải tính toán phát triển vùng nguyên liệu và tăng năng suất cây điều cho phù hợp để vừa có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, vừa tiết kiệm được khoản ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

Đối với thị trường xuất khẩu, trước mắt sản phẩm chủ lực vẫn là nhân điều nhưng phải từng bước đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên như tôi đã nói, thị trường nội địa rất quan trọng, cần được quan tâm nhiều hơn.

HẢI ĐĂNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên