09/10/2003 12:41 GMT+7

Vườn trẻ và niềm đam mê canh tác

M.LÂM (Theo VOA)<BR>
M.LÂM (Theo VOA)

TT - Mấy đứa trẻ đang chăm chú lắng nghe cô Megan Geissler trước khi bắt tay vào trồng trọt, công việc mà chúng chưa bao giờ làm qua. “Tụi con sẽ trồng sáu loại hồ tiêu khác nhau” - cô Megan vừa nói vừa hướng dẫn - Sau đó sẽ trồng sang cây mướp tây, và nếu còn giờ sẽ trồng tiếp vài cây sen cạn”.

20p9G1Z7.jpgPhóng to
TT - Mấy đứa trẻ đang chăm chú lắng nghe cô Megan Geissler trước khi bắt tay vào trồng trọt, công việc mà chúng chưa bao giờ làm qua. “Tụi con sẽ trồng sáu loại hồ tiêu khác nhau” - cô Megan vừa nói vừa hướng dẫn - Sau đó sẽ trồng sang cây mướp tây, và nếu còn giờ sẽ trồng tiếp vài cây sen cạn”.

Cứ vào mỗi hè, các cô cậu học trò nhí 6-9 tuổi lại có dịp tới vườn cây quốc gia ở Washington DC. Không chỉ thưởng thức không khí trong lành với ánh mặt trời, chúng còn được học cách canh tác một khu vườn, trồng rau quả, chế biến những món ăn dinh dưỡng từ rau quả.

Chương trình này nhằm dạy cho trẻ biết yêu mến lao động, đặc biệt là công việc đồng áng, trau dồi ý thức tự hào với công việc và những nhận thức khỏe khoắn trước thực phẩm và cuộc sống.

Các tình nguyện viên, trong đó có các giáo viên dinh dưỡng, đã lập ra nhóm “Những người bạn của vườn cây quốc gia (FONA)” nhằm đóng góp một nguồn quĩ cho các công việc tại đây, trong đó có vườn trẻ Washington là khu vườn nuôi nấng “ước mơ màu xanh” của bọn nhóc, cũng như tham gia hướng dẫn các em canh tác.

Ông Bob Speaker, một thành viên của FONA, nói: “Tôi vừa về hưu. Tôi thích làm việc với lũ trẻ và hài lòng với công việc mà tôi đang chỉ bảo chúng: trồng rau và nhổ cỏ, nhìn thì đơn giản tuy nhiên phải hết sức cẩn thận.”

Giám đốc điều hành FONA, cô Rindy O’Brien, cho biết chương trình vườn trẻ coi vậy mà không trẻ, đã hoạt động được 30 năm. “Trong vài năm qua, nhận thức được tầm quan trọng các thức ăn dinh dưỡng cho trẻ, chúng tôi hướng dẫn thêm cho bọn trẻ cách chế biến món ăn từ chính những rau quả mà chúng vun trồng”.

Cô nói thêm: “Nhiều bà mẹ đã khoe với chúng tôi rằng con họ mỗi khi đến siêu thị mua hàng, thay vì ghé hàng bánh, kẹo như chúng vẫn vòi mẹ, chúng đã biết tạt qua quầy rau quả. “Cà rốt của con kìa mẹ”, chúng nói. Có lẽ lũ trẻ đã thay đổi thói quen ăn uống. Chúng lấy vài thứ về nhà bắt mẹ nấu cho bằng được. Nếu mẹ chúng chịu thua, chẳng nấu được thì có bà, có cô trợ giúp, hoặc chính chúng đứng ra “chỉ đạo”. Điều đó giúp các thế hệ trong gia đình càng thêm khăng khít.”

M.LÂM (Theo VOA)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên