16/09/2003 09:59 GMT+7

Thế hệ thứ hai ở khu nhà trọ công nhân

D.THÔNG - V.T.BÌNH
D.THÔNG - V.T.BÌNH

TT - Trong một vài năm trở lại đây, một thế hệ mới đã ra đời ở những khu dân cư đông đúc hình thành tự phát như Bình Chánh, Thủ Đức, Dĩ An, Bình Dương. Những gia đình công nhân đang phải đương đầu với vô số điều kiện sống khó khăn.

hFhvDq9U.jpgPhóng to
Gia đình anh Nguyễn Tuấn Dũng đang ở trọ tại Củ Chi để làm việc cho Công ty Hiệp Tiến. Người vợ phải nghỉ ở nhà để trông nom đứa con gái đầu lòng
TT - Trong một vài năm trở lại đây, một thế hệ mới đã ra đời ở những khu dân cư đông đúc hình thành tự phát như Bình Chánh, Thủ Đức, Dĩ An, Bình Dương. Những gia đình công nhân đang phải đương đầu với vô số điều kiện sống khó khăn.

Những đứa con xa mẹ

Ở xã An Bình (Thuận An, Bình Dương) có đến 20.000 lao động từ khắp nơi đổ về làm việc cho 30 doanh nghiệp, nhưng lại không có nhà trẻ nào ngoài một trường cấp I.

Chủ tịch xã Bùi Văn Tài than thở đơn vị của ông chỉ là một xã vậy mà mật độ dân cư đã phát triển quá tầm. Những cơ sở hạ tầng không thể nào đáp ứng được lượng người sinh sống nơi đây.

Ông Tài nhẩm tính trong hai năm trở lại, cứ mỗi ngày chủ nhật lại có hàng chục đám cưới diễn ra, và trẻ con ra đời. Một trạm y tế của xã hằng năm tiếp nhận hàng trăm bà mẹ mang thai, rồi hàng trăm đứa trẻ ra đời là nỗi bức bối cho vùng đất mới này.

Đó là chưa kể việc chăm sóc sức khỏe cho hàng chục ngàn lao động với cường độ công việc rất cao. Những thủ tục hành chính cũng khiến cuộc đời công nhân thêm phức tạp.

Cha mẹ bọn trẻ làm lụng vất vả, thu nhập bấp bênh lại phải ra vào hàng ngàn cây số, vì vậy nhiều người chọn giải pháp... tới đâu hay tới đó. Nhiều đứa trẻ chẳng có khai sinh, nhiều cặp vợ chồng không hôn thú.

Chính vì thế mà hằng năm ở xã An Bình này chính quyền phải phạt vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng.

Loay hoay thêm một thế hệ

Khu nhà trọ của bà Bé ở xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh (TP.HCM) có chừng 20 phòng cho thuê, trong đó có sáu phòng dành cho những cặp vợ chồng công nhân sinh sống. Ban ngày các cửa phòng khóa ngoài, chỉ có vài đứa trẻ đứng ngồi ngoài hành lang.

Khu nhà trọ này có đến gần chục đứa trẻ con ở tuổi vỡ lòng, lớp 1. Bà chủ cho thuê nhà trọ kiêm luôn giữ trẻ. Cha mẹ đi làm suốt ngày đành phải giao phó cho bà chủ nhà trông coi, mỗi tháng đưa thêm vài chục ngàn đồng.

Con đường đến trường của những đứa trẻ cũng gập ghềnh như chính cuộc mưu sinh của hàng chục ngàn công nhân nơi đây.

Sự chênh lệch mức thu nhập và chi tiêu đã khiến nhiều gia đình không đủ khả năng đầu tư tái tạo sức lao động, nói gì đến việc đầu tư cho thế hệ con cái. Đó là chưa nói đến một thực tế không đủ trường học cho một thế hệ mới sinh ra.

Trên bình diện thành phố, hơn chục năm sau khi các khu công nghiệp ra đời, các nhà chức trách vẫn đang loay hoay bài tính chỗ ăn, chỗ ở, việc làm cho người lao động thì nay lại thêm thách thức mới trước sự ra đời của một thế hệ thứ hai.

Bao nhiêu vấn đề quản lý xã hội, thủ tục hành chính dành cho công nhân tập trung... cứ thế còn đang bỏ ngỏ...

D.THÔNG - V.T.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên