04/09/2003 07:35 GMT+7

Kim ngạch giảm, vì sao?

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TT- Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may trong bảy tháng đầu năm 2003 ước đạt 2,148 tỉ USD, tăng 60% so với cùng kỳ, trong đó thị trường EU ước đạt 269,1 triệu USD. Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), dù kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức tăng cao nhưng thị trường xuất khẩu truyền thống là EU vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục, thậm chí đang có nguy cơ mất dần thị trường...

g3LunTC9.jpgPhóng to
Cty công nghiệp thương mại XNK Tân Phú Cường (TP.HCM) đang chờ rót 300.000 quota cho sản phẩm áo thun
TT- Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may trong bảy tháng đầu năm 2003 ước đạt 2,148 tỉ USD, tăng 60% so với cùng kỳ, trong đó thị trường EU ước đạt 269,1 triệu USD. Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), dù kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức tăng cao nhưng thị trường xuất khẩu truyền thống là EU vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục, thậm chí đang có nguy cơ mất dần thị trường...

Quota nơi thiếu,nơi thừa...

Sau bảy tháng, lượng hàng xuất khẩu sang EU giảm khoảng 27% so với cùng kỳ. Riêng tháng 7-2003, trong khi thị trường Nhật chỉ giảm 3,07% (đạt 39,34 triệu USD) thì kim ngạch xuất khẩu sang EU dù gần 59 triệu USD nhưng vẫn giảm khoảng 10,74% so với cùng kỳ, một mức giảm không nhỏ.

Nhiều ý kiến cho rằng do thị trường Mỹ mở ra nên các doanh nghiệp (DN) tập trung “tổng lực” vào thị trường này nên thị trường EU giảm. “Nhưng nếu thị trường Mỹ không mở ra thì thị trường EU cũng sút giảm, có thể tốc độ giảm chậm hơn” - ông Diệp Thành Kiệt, tổng thư ký Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, khẳng định. Điều gì đã khiến hàng dệt may VN vào thị trường EU giảm dần?

Muốn xuất hàng vào EU, hai bên mua - bán phải giải quyết bài toán về số lượng quota. Mà việc có hay không có quota, có được bao nhiêu không phải DN nào cũng đoan chắc được. Thậm chí có khi còn trớ trêu là người sản xuất đạt chất lượng, giá cả tốt thì không có quota hoặc có rất ít, còn nơi có quota dù không có khách hàng cũng chẳng lo vì chỉ cần... bán quota cho được giá!

Thực tế hiện nay cho thấy khá nhiều DN không có quota để xuất hàng, trong khi tỉ lệ sử dụng quota ở các cat. (chủng loại hàng), nhất là các cat. “nóng”, vẫn còn rất thấp. Chẳng hạn, các cat. 4,5,6,829,31... lượng thực hiện chỉ mới đạt 20-40% so với lượng quota hiện có, và chỉ bằng 15-50% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Điều này chứng tỏ vẫn còn một lượng quota khá lớn đang bị ghìm lại ở một số DN”, ông T. - tổng giám đốc một công ty lớn - khẳng định.

Mặt khác, do cách phân bổ quota theo kiểu chia nhỏ phân tán nên không DN nào giữ được số lượng lớn cho dù DN đó thật sự có qui mô lớn đi chăng nữa cũng phải nhận nhiều cat. hàng theo kiểu phân phối giống thời bao cấp.

“Vì vậy, các khách hàng lớn của EU như Umbro, Otto, C&A, Habitex... đã rút chân dần ra khỏi VN vì họ không thể xây dựng được một đối tác nào ra trò”, ông Kiệt bức xúc nói. Đó là chưa kể do quá khổ sở trong việc xin quota, thậm chí phải mua đi bán lại, nên “phí” quota được đẩy lên để bù những “chi phí” mà DN phải bỏ ra.

Chính điều này dẫn đến tính cạnh tranh mất dần qua các khoản phí trời ơi nêu trên, chưa kể đây là những phí khó hạch toán nên DN trong nước thường yêu cầu trả bằng tiền mặt. Và tất nhiên, các khách hàng EU không bao giờ đồng ý các loại “phí” vô lý này!

Gỡ cách nào?

Nếu nhìn lại tình hình xuất khẩu vào EU đầu năm 2002, khi mà việc giao quota được thực hiện theo chế độ cấp tự động cho các cat. “nóng”, kim ngạch tăng lên thấy rõ, dù lúc này thị trường Mỹ đang là “free quota” và là thị trường đang có sức hút mạnh.

Nhưng đến đầu năm 2003, việc giao hạn ngạch được thực hiện trở lại như năm 2001 (không còn cấp tự động cho các cat. “nóng” mà chuyển sang cơ chế phân giao) thì kim ngạch xuất khẩu giảm “thê thảm”.

Do vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, nên chăng cần cấu trúc lại việc phân phối quota theo hướng tập trung vào một số DN chuyên ngành và có thế mạnh vào thị trường EU. Cách tốt nhất là giao toàn bộ quota EU về cho Vitas.

“Hiệp hội sẽ tập hợp những DN sản xuất cùng một cat. hàng để thảo luận cách phân bổ, như vậy sẽ hợp lý hơn và dù có thiếu sẽ không ai kêu ca, trái lại sẽ mừng vì dùng hết”, ông Kiệt nói.

Bên cạnh đó, với thế mạnh là nắm toàn bộ quota trong tay, hiệp hội sẽ mời những nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn ở EU và trao đổi với họ cách để có thể sử dụng được hết. Chắc chắn các khách hàng EU sẽ chỉ cho hội biết DN dệt may trong nước nào sản xuất cat. hàng nào tốt nhất, từ đó việc phân bổ sẽ đúng đối tượng và được các khách hàng EU ủng hộ. Mà một khi đã ủng hộ thì họ phải hợp tác để tiêu thụ số quota hiện VN đang có.

Ngoài ra, với quota trong tay, hiệp hội sẽ mạnh dạn tổ chức những cuộc xúc tiến thương mại kể cả trong và ngoài nước, chủ động nói với phía đối tác EU rằng “chúng tôi có quota trong tay, anh muốn ký hợp đồng với ai xin nêu cụ thể số lượng cần, thời gian cần, chúng tôi sẽ chốt lại và anh yên trí là có quota!”.

Dĩ nhiên, phân bổ hợp lý quota không phải là tất cả. Nhưng dù sao với định hướng tập trung quota, tính chuyên nghiệp của các DN sẽ được nâng lên và từ đó có điều kiện để tăng năng suất, giảm giá thành.

Thứ đến, việc đề xuất thành lập một trung tâm giao dịch hạn ngạch nhằm mục đích để các DN có thể chuyển đổi hạn ngạch, thay cho việc “mua chui, bán lận” Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may trong bảy tháng đầu năm 2003 ước đạt 2,148 tỉ USD, tăng 60% so với cùng kỳ, trong đó thị trường EU ước đạt 269,1 triệu USD.

Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), dù kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức tăng cao nhưng thị trường xuất khẩu truyền thống là EU vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục, thậm chí đang có nguy cơ mất dần thị trường...

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên