14/02/2023 09:04 GMT+7

Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi biển làm tăng giá trị thủy sản và thu hút khách du lịch

Chuyển đổi nghề nuôi biển từ truyền thống sang công nghiệp là xu hướng phát triển tất yếu của thủy sản Việt Nam, đem lại giá trị cao cho ngành thủy sản và cũng góp thêm giá trị để thu hút du khách.

Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi biển làm tăng giá trị thủy sản và thu hút khách du lịch - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi hội thảo “Nghề nuôi biển: chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp” tại Bình Định - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng 14-2, Hội thảo “Nghề nuôi biển: chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp” với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp, ngư dân để cùng thêm giải pháp để du khách quay lại Việt Nam vì biển đẹp, hải sản ngon nhiều hơn.

Du khách đến Việt Nam vì biển đẹp, hải sản ngon

Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của diễn đàn “Phát triển ngành công nghiệp thủy sản: khai thác bền vững - đẩy mạnh nuôi trồng” do báo Tuổi Trẻ khởi xướng, phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Bình Định tổ chức, với sự đồng hành của Ngân hàng Agribank và một số doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản…

Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi biển làm tăng giá trị thủy sản và thu hút khách du lịch - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh (trái), phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định và ông Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ tại hội thảo - Ảnh: HỮU HẠNH

Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ chia trẻ trong dịp Tết vừa qua, tình cờ ông gặp một nhóm du khách Hàn Quốc ở Phú Quốc và biết được 2 lý do khiến họ quay trở lại Việt Nam là vì “biển đẹp, hải sản ngon”.

Theo ông Trung, đầu tiên, du khách quốc tế thích được tắm biển thỏa thích vì ở đây có biển xanh, gió mát, cát trắng, nắng vàng trong khi ở Hàn Quốc đang lạnh lẽo, rét buốt.

Thứ hai là họ thưởng thức hải sản tươi sống, chế biến đa dạng, giá cả phải chăng. Như vậy, thủy hải sản Việt Nam đã trở thành “mồi ngon” trong thực đơn của du khách Hàn Quốc, tạo thêm một thế mạnh cho du lịch Việt Nam. 

Điều đó có thể khẳng định, ngành thủy sản đã góp phần tạo thêm thương hiệu quốc gia cho Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt con số kỷ lục 11 tỉ USD, nằm trong nhóm 3 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Có thể nói Việt Nam đã trở thành một trong những “vựa thủy sản” lớn của thị trường toàn cầu.

“Thật khó hình dung con tôm có thể mang về cho nước ta hơn 4 tỉ USD, cá tra gần 2,5 tỉ USD… Hai mặt hàng chủ lực này đạt được trong năm 2022 chủ yếu từ nguồn nuôi trồng, chứ không phải từ khai thác cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Đó là hướng phát triển căn cơ, lâu dài đã được xác định thành slogan “Khai thác bền vững - đẩy mạnh nuôi trồng”, ông Trung đúc kết.

Nhiều lợi thế cho nghề nuôi biển

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, thông tin tỉnh Bình Định có lợi thế lớn để phát triển nghề nuôi biển. 

Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi biển làm tăng giá trị thủy sản và thu hút khách du lịch - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, phát biểu - Ảnh: HỮU HẠNH

Đó là chiều dài bờ biển trên 134km và có nhiều đầm phá, hệ thống vịnh, cảng, vùng biển với hơn 1.440km2 diện tích vùng nội thủy, 40.000km2 diện tích lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh.

Tỉnh có hơn 6.000 tàu đánh bắt và là tỉnh có đội tàu lớn thứ 5 cả nước, mỗi năm thu về hơn 2 triệu tấn hải sản các loại, là một ngành chủ lực của tỉnh. Đối với nghề nuôi biển, Bình Định có 3.500ha, sản lượng 130.000 tấn/năm.

Với rất nhiều tiềm năng như vậy, Bình Định đang tập trung quy hoạch nghề biển, tăng nuôi trồng để phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, tỉnh Bình Định là địa phương có vùng biển hở, nuôi trồng khó, năng suất chưa cao. 

“Qua hội thảo rất ý nghĩa do báo Tuổi Trẻ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, tôi mong các chuyên gia, nhà quản lý có thêm những giải pháp cho những tỉnh ven biển nói chung và Bình Định nói riêng tháo gỡ những khó khăn để nuôi trồng hiệu quả hơn. Nhất là các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản xuất bền vững”, ông Thanh đặt vấn đề.

Tham dự hội thảo có ông Trần Đình Luân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Thanh, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định; ông Lê Tấn Hổ - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên.

Về phía báo Tuổi Trẻ có sự tham dự của nhà báo Lê Xuân Trung và nhà báo Trần Xuân Toàn (hai phó tổng biên tập).

Về phía nhà tài trợ, có ông Phạm Trung Kiên, phó trưởng văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Nam; ông Nguyễn Công Cẩn - phó tổng giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc; ông Phạm Quốc Chính, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Nhựa super Trường Phát,...

Cùng với 200 đại biểu là lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản, người nuôi biển các tỉnh thành vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Nâng chất hoạt động nuôi biểnNâng chất hoạt động nuôi biển

Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nuôi trồng thủy hải sản, các địa phương cũng nỗ lực thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng con giống, mở rộng vùng nuôi và thị trường, cải thiện môi trường vùng nuôi...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên