28/05/2023 22:43 GMT+7

Thỏa thuận trần nợ công sẽ bị thách thức tại Hạ viện Mỹ

Sau nhiều khó khăn để đạt được thỏa thuận tiềm năng với Nhà Trắng về trần nợ công, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tiếp tục đối mặt với thách thức từ Hạ viện.

Thỏa thuận trần nợ công sẽ bị thách thức tại Hạ viện Mỹ - Ảnh 1.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy sẽ phải đối mặt với thách thức thuyết phục Hạ viện thông qua thỏa thuận trần nợ công - Ảnh: REUTERS

Ngày 28-5, lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Hạ viện Mỹ Hakeem Jeffries thông báo cho các thành viên trong đảng về việc Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ họp bàn để chốt thỏa thuận trần nợ công vào chiều 28-5 (giờ Mỹ).

Thỏa thuận trần nợ công của Mỹ

Trước đó cùng ngày, ông McCarthy cho biết ông hy vọng thỏa thuận đã đạt được với Nhà Trắng sẽ thu hút sự ủng hộ của đa số đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện.

Trả lời Đài Fox News, ông McCarthy cho rằng hơn 95% thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện rất hào hứng với thỏa thuận này. Ông tiết lộ thỏa thuận mới sẽ bao gồm các hạn chế thanh toán để ngăn cản đẩy thâm hụt lên cao trong tương lai.

Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo ông McCarthy có thể buộc phải thực hiện một số tranh cãi đằng sau hậu trường.

Dân biểu Chip Roy, một thành viên nổi bật của House Freedom Caucus (nhóm có quan điểm cứng rắn của Đảng Cộng hòa), tuyên bố họ "sẽ cố gắng" ngăn thỏa thuận này vượt qua Hạ viện.

Không chỉ nhóm này, các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện chỉ trích khung thời gian và các điều khoản mới thay đổi của thỏa thuận.

Việc Quốc hội Mỹ không giải quyết được mức trần nợ từ trước ngày 5-6 có thể gây ra tình trạng vỡ nợ, làm rung chuyển thị trường tài chính và đẩy Mỹ vào suy thoái sâu sắc.

Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện với tỉ lệ 222-213, trong khi Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện 51-49.

Những biên độ này có nghĩa là những người ôn hòa từ cả hai bên sẽ phải ủng hộ dự luật, vì bất kỳ thỏa hiệp nào gần như chắc chắn sẽ mất đi sự ủng hộ của phe cứng rắn của mỗi bên.

Nguy cơ cho chính ông McCarthy

Để giành được vị trí chủ tịch Hạ viện, ông McCarthy đã đồng ý cho phép bất kỳ thành viên nào kêu gọi bỏ phiếu để lật đổ bản thân. Điều kiện đó đã trở thành mối đe dọa khi ông McCarthy tìm cách làm việc với các đảng viên Dân chủ.

Hiện dân biểu Dan Bishop và các đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn khác cũng chỉ trích gay gắt các chi tiết thỏa thuận ban đầu. Theo đó, ông Biden đã đẩy lùi thành công một số yêu cầu cắt giảm chi phí.

Với tình hình này, giới quan sát lo ngại ông McCarthy có thể gặp vấn đề trong việc giành lấy sự ủng hộ cho thỏa thuận trần nợ công.

Trong khi đó, các đảng viên Dân chủ ở cả hai viện đều cho biết họ sẽ không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận nào có các yêu cầu bổ sung về yêu cầu công việc.

Các nguồn tin của Reuters cho biết thỏa thuận này đã bổ sung các yêu cầu công việc đối với viện trợ lương thực cho những người từ 50 đến 54 tuổi.

Các đảng viên Cộng hòa đã bác bỏ đề xuất tăng thuế của ông Biden và không bên nào tỏ ra sẵn sàng tiếp nhận các chương trình hưu trí và sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, vốn sẽ khiến nợ tăng mạnh trong những năm tới.

Một số cơ quan xếp hạng tín dụng đã đưa Mỹ vào diện xem xét khả năng bị hạ cấp. Điều này sẽ đẩy chi phí đi vay lên cao và làm suy giảm vị thế của Mỹ với tư cách là xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu.

Thỏa thuận trần nợ công Mỹ có những nội dung gì?Thỏa thuận trần nợ công Mỹ có những nội dung gì?

Phân tích các điểm trong thỏa thuận về trần nợ công vừa được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy thống nhất để tránh vỡ nợ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên