22/03/2023 16:29 GMT+7

Ông Tập và ông Putin đồng ý với nhau những điều gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cùng ký và công bố tuyên bố chung ngày 21-3 tại Matxcơva, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Trung.

Ông Tập và ông Putin đồng ý với nhau những điều gì? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc chiêu đãi tại Điệm Kremlin ở Matxcơva, Nga, ngày 21-3 - Ảnh: SPUTNIK

Hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Báo China Daily ngày 22-3 dẫn tuyên bố chung trên cho biết hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ Trung Quốc - Nga không phải kiểu liên minh chính trị - quân sự thời Chiến tranh lạnh, mà có bản chất không liên minh, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bất kỳ bên thứ ba nào.

Hai bên nhận định rằng các nước khác nhau có lịch sử, văn hóa, các điều kiện khác nhau và ai cũng đều có quyền lựa chọn con đường phát triển của mình. Không có thứ gọi là "dân chủ" ưu việt.

Phía Nga tái khẳng định tôn trọng nguyên tắc một Trung Quốc, công nhận Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, đồng thời phản đối mọi hình thức "độc lập" của Đài Loan. Nga cũng kiên quyết ủng hộ các biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, như ngăn chặn "cách mạng màu", trấn áp "ba thế lực" gồm Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, một nhóm chiến binh tộc Duy Ngô Nhĩ hoạt động ở Afghanistan.

Theo tuyên bố, hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực năng lượng, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước thúc đẩy các dự án hợp tác năng lượng như dầu khí, than, điện và năng lượng hạt nhân. Hai nước cũng thúc đẩy triển khai sáng kiến giúp giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm sử dụng năng lượng phát thải thấp và năng lượng tái tạo.

Nga - Trung sẽ cùng nhau bảo vệ an ninh năng lượng quốc tế, bao gồm an ninh cơ sở hạ tầng quan trọng xuyên biên giới và duy trì sự ổn định của ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng các sản phẩm năng lượng.

Nga đánh giá cao Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI) của Trung Quốc và sẽ tiếp tục tham gia Nhóm bạn bè về GDI.

Thông điệp từ hội đàm Nga - TrungThông điệp từ hội đàm Nga - Trung Nga - Trung đạt thỏa thuận về đường ống Siberia 2 đưa 50 tỉ mét khối khí đốt đến Trung QuốcNga - Trung đạt thỏa thuận về đường ống Siberia 2 đưa 50 tỉ mét khối khí đốt đến Trung Quốc Ông Putin: Quan hệ Nga - Trung Ông Putin: Quan hệ Nga - Trung 'đang ở điểm cao nhất trong lịch sử'

Cùng có cái nhìn chung nhiều vấn đề thế giới

Hai nước kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra khách quan, vô tư và chuyên nghiệp về vụ nổ đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc), đồng thời cho biết họ cùng phản đối nỗ lực chính trị hóa việc truy tìm nguồn gốc của COVID-19.

Nga - Trung bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hậu quả và rủi ro của quan hệ đối tác ba bên tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gọi tắt là AUKUS. Trong đó nổi bật là chương trình hợp tác tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có liên quan giữa Mỹ, Anh và Úc.

Hai nước kêu gọi các thành viên AUKUS nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về kế hoạch của Nhật Bản, cụ thể là xả nước nhiễm phóng xạ từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển trong năm nay.

Hai bên kêu gọi Nhật Bản xử lý thỏa đáng nguồn nước nhiễm phóng xạ một cách khoa học, minh bạch và an toàn, đồng thời chấp nhận để Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và các nước liên quan giám sát. Mục đích để bảo vệ hiệu quả môi trường biển và sức khỏe của người dân các nước.

Cũng trong tuyên bố chung, Nga và Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động quân sự sinh học của Mỹ ở cả trong và ngoài nước, vốn đe dọa nghiêm trọng các quốc gia khác và phá hoại an ninh của khu vực liên quan. Hai nước yêu cầu Mỹ làm rõ vấn đề này và không vi phạm Công ước về vũ khí sinh học.

Hai bên kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuân thủ các cam kết với tư cách là một tổ chức phòng thủ khu vực, đồng thời kêu gọi NATO tôn trọng chủ quyền, an ninh, lợi ích, cũng như sự đa dạng về văn minh, lịch sử và văn hóa của các nước khác, coi sự phát triển hòa bình của các nước này là khách quan và công bằng.

Nga và Trung Quốc còn bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc NATO liên tục tăng cường quan hệ an ninh quân sự với các nước châu Á - Thái Bình Dương, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực.

Cuối cùng, hai bên bày tỏ quan ngại về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Mỹ đáp lại những quan ngại chính đáng và hợp lý của Bình Nhưỡng bằng các hành động thiết thực, cũng như tạo điều kiện cho việc nối lại đối thoại.

Ngày 22-3, Đài Loan lên án nội dung tuyên bố chung của Bắc Kinh và Matxcơva khi gọi hòn đảo này là một phần "không thể tách rời" của Trung Quốc. Phía Đài Loan cũng lên án việc Nga "làm theo điều Trung Quốc muốn".

Bắc Kinh đã tăng cường áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao đối với Đài Loan trong những năm gần đây, tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn quanh hòn đảo vào năm ngoái.

Theo Hãng tin AFP, xung đột Nga - Ukraine đã làm sâu sắc thêm nỗi sợ hãi trên hòn đảo rằng Bắc Kinh có thể thực hiện một điều gì đó tương tự.

Thông điệp từ hội đàm Nga - TrungThông điệp từ hội đàm Nga - Trung

Kế hoạch hòa bình cho Ukraine do Trung Quốc đề xuất trong cuộc hội đàm Nga - Trung trở thành trọng tâm trong chuyến thăm chính thức của ông Tập tới Nga. Tại Matxcơva, ông Tập đã có cuộc gặp lần thứ 40 với ông Putin trong một thập niên qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên