02/04/2023 19:04 GMT+7

Hàng cây 2,5 tỉ đồng trên đường vừa thông xe mãi không thấy đâm chồi, nghi chết khô

Hàng cây hai bên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa, Hà Nội) dù đã trồng nhiều tháng nay nhưng chưa đâm chồi, trơ trụi như củi khô.

Hàng cây 2,5 tỉ đồng trên đường vừa thông xe mãi không thấy đâm chồi, nghi chết khô - Ảnh 1.

Hàng cây giá 2,5 tỉ đồng trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài nghi bị chết khô - Ảnh: T.T

Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài thông xe từ ngày 17-1-2023, có tổng mức đầu tư hơn 340 tỉ, trong đó hạng mục trồng cây xanh hai bên đường trị giá 2,5 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, cho đến nay hai hàng cây được trồng mới trên vẫn chưa đâm chồi, trổ lá, nghi đã bị chết khô. Theo ghi nhận, nhiều gốc cây đã bị bong vỏ, lộ ra thân gỗ khô khốc dù được chằng chống cẩn thận.

Ông Nguyễn Việt Cường - phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND quận Đống Đa - cho biết đơn vị đã phối hợp với nhà thầu thi công kiểm tra hạng mục cây bóng mát trên toàn tuyến đường này.

Trong quá trình kiểm tra, đơn vị phát hiện một số cây có dấu hiệu khô héo, nghi chết và đã đánh dấu lại hiện trạng để có các phương án xử lý.

Theo ông Cường, công trình trên đang trong giai đoạn tạm bàn giao để đưa vào sử dụng, trách nhiệm quản lý, chăm sóc, bảo hành cây do nhà thầu thi công thực hiện. 

Vì vậy, ban quản lý đã yêu cầu nhà thầu khẩn trương thay thế các cây nghi chết.

Không phải lần đầu cây xanh ở Hà Nội chết khô

Phong lá đỏ trồng trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) chết khô, ghi nhận tháng 12-2020 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Phong lá đỏ trồng trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) chết khô, ghi nhận tháng 12-2020 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trước đó, cuối năm 2020, Tuổi Trẻ Online từng phản ánh tình trạng hàng cây phong lá đỏ chết khô ở tuyến đường được kỳ vọng lãng mạn nhất Hà Nội.

Các cây phong trên nằm trong chủ trương của Hà Nội về chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh (giai đoạn 2016 - 2020). Đầu năm 2018, TP Hà Nội đã cho trồng 100 gốc cây phong lá đỏ tại tuyến phố Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh với hy vọng sẽ mang lại cho thủ đô diện mạo mới.

Trong hai năm đầu, loạt cây này vẫn sinh trưởng khá ổn định, tuy nhiên lá không chuyển hẳn sang được màu đỏ như kỳ vọng. Đến năm 2020, nhiều cây có dấu hiệu rụng lá, chết khô, thậm chí có vài cây bị nứt toác thân khi trời chuyển sang đông.

Đến tháng 4-2021, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng về việc thay thế cây phong bằng một loại cây mới.

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếuCây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu

TTO - Dù đang trong mùa sinh trưởng tốt của cây phong lá đỏ, nhưng tại tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, cây vẫn khẳng khiu, trơ trụi lá...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên