19/09/2003 07:11 GMT+7

Sẽ có mức lãi suất cho vay hợp lý?

(Nguồn: NH Nhà nước TP.HCM)</FONT></FONT></FONT>
(Nguồn: NH Nhà nước TP.HCM)

TT - Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Lê Đức Thúy vừa có cuộc làm việc với các NH thương mại trên địa bàn TP.HCM để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: Lãi suất nào là hợp lý với năng lực của nền kinh tế? Liệu NH có đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế?

CooZndDS.jpgPhóng to
Ông Lê Đức Thúy
TT - Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Lê Đức Thúy vừa có cuộc làm việc với các NH thương mại trên địa bàn TP.HCM để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: Lãi suất nào là hợp lý với năng lực của nền kinh tế? Liệu NH có đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế?

Giảm lãi suất, tiền còn vào NH?

Ông Nguyễn Phước Thanh - giám đốc NH Ngoại thương (VCB) TP.HCM - cho biết tiền gửi vẫn tăng đều sau khi nơi này giảm lãi suất.

Theo ông Thanh, đây là cơ sở để VCB TP.HCM tiếp tục giảm thêm lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất cao giữa các NH trong việc giảm lãi suất tiền gửi. Ông Thanh nói trong lúc một số NH giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì NH Nhà nước vẫn gia hạn cho NH Công thương VN, NH Nông nghiệp - phát triển nông thôn được huy động kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao.

Giữa các NH cũng có quan điểm khác nhau về việc NH tham gia làm đại lý phát hành các loại trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu địa phương trên thị trường vốn. Tổng giám đốc một NH cổ phần nói rằng NH không nên làm đại lý bán trái phiếu cho thị trường vốn vì như thế sẽ khuyến khích người dân rút tiết kiệm chuyển sang mua trái phiếu.

* Trong tám tháng qua lãi suất cho vay đã tăng 0,02% - 0,04% làm tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng và nền kinh tế, tác động đến tăng trưởng kinh tế.

* Tín dụng tăng ở mức cao liên tục, tám tháng tăng 24,14% so với cuối năm 2002.

Thế nhưng ông Đặng Văn Thành - chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank - cho biết mỗi ngày Sacombank bán ra cả tỉ đồng trái phiếu đô thị TP.HCM nhưng lượng tiền gửi tiết kiệm vẫn không giảm, trái lại tăng.

Ông Thành nói thêm người mua trái phiếu là những nhà đầu tư, họ có tính toán dài hơi, khác hẳn với người gửi tiết kiệm có những tính toán ngắn hạn. Hai thị trường khác nhau do vậy NH có thể an tâm giảm lãi suất mà vẫn không lo bị thị trường vốn hút vốn.

Ông Lê Đức Thúy cũng đồng ý nên khuyến khích bán trái phiếu qua NH và các tổ chức tài chính.

Tín dụng: nóng hay không nóng?

Ông Lê Đức Thúy cho biết dự kiến tốc độ tăng tín dụng trong năm 2003 sẽ đạt con số 28%. Nếu áp dụng các biện pháp kiểm soát thì cũng đạt 25-26%, mức khá cao so với bình quân của các năm. Hiện có ý kiến và nhận định khác nhau xung quanh vấn đề lãi suất và tín dụng nóng hay không nóng.

Theo các NH, cơ chế lãi suất thỏa thuận đã tạo điều kiện cho các NH đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế và phân bổ vốn một cách hợp lý, đưa đồng vốn đến được đúng nơi cần sử dụng và biết sử dụng, đưa lãi suất đã vận hành theo đúng qui luật cung - cầu.

Xuất phát từ quan điểm này, các NH đều cho rằng lãi suất chưa phải là cao vì thực tế nhu cầu vay vẫn không giảm, điều đó có nghĩa người vay nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn chấp nhận mức lãi suất này.

Tuy nhiên, các NH đồng tình rằng nên có sự phối hợp cao hơn giữa các NH để có thể sử dụng vốn hợp lý hơn, qua đó có thể đưa ra một mức lãi suất tối ưu nhất.

Điều mà các NH lo lắng là nếu cứ duy trì mãi tốc độ tăng tín dụng như thời gian qua mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng có thể dẫn đến hậu quả, và đều thống nhất là phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng. Đó là cơ sở để tiếp tục đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Lãi suất theo cơ chế "nước lên, thuyền lên"

Ông Lê Đức Thúy cho rằng hệ thống NH vẫn phải tiếp tục gánh trách nhiệm cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế vì thị trường chứng khoán chưa đảm nhận được vai trò này.

Ông Thúy cho biết đang kiến nghị những giải pháp để thúc đẩy thị trường vốn, đưa nơi này trở thành nguồn cung ứng vốn đầu tư chủ yếu cho nền kinh tế, như cho phép các tổng công ty lớn phát hành trái phiếu, thậm chí cổ phiếu, chính quyền địa phương vay nợ qua trái phiếu để xây dựng cơ sở hạ tầng...

Các giải pháp này mang tính dài hạn, nên trước mắt NH vẫn phải lo vốn cho nền kinh tế. Nhiệm vụ này càng nặng nề hơn vào các năm 2004-2005 khi mà nền kinh tế phải tăng tốc để đạt được các mục tiêu tăng trưởng.

Lãi suất, theo ông Thúy, sẽ không thể thấp hơn mức hiện nay bởi nhu cầu vay vốn vẫn rất lớn. Lãi suất sẽ được vận hành theo cơ chế thỏa thuận, tức “nước lên thì thuyền lên”.

Về một số ý kiến muốn quay trở lại cơ chế lãi suất cũ theo biên độ để “giảm lãi suất”, ông Thúy cho rằng cơ chế đó sẽ lặp lại một thực trạng đã từng xảy ra là đồng vốn không đến được những nơi cần, đẩy đồng vốn đến nơi sử dụng không hiệu quả.

Nhìn chung, nếu có sự thay đổi từ phía NH trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đó là phải thận trọng hơn nữa trong việc đưa vốn vào các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn. Ông Thúy nói từ giữa năm ngoái NH Nhà nước đã cảnh báo các NH thương mại nhà nước không nên tập trung vốn vào các dự án lớn, và các cảnh báo này đến nay vẫn rất cần thiết!

(Nguồn: NH Nhà nước TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên