23/09/2003 08:14 GMT+7

Chuyến đi bão táp...

ĐÌNH THẮNG <BR>
ĐÌNH THẮNG 

TT - Nhật ký phóng viên - Đó là những ngày tháng 9-1995, sau những cơn mưa dầm, nước dâng cao ở miền Trung. Chuyến đi ấy có lẽ cũng là chuyến đi xa đầu tiên của Trung tâm CTXH thanh niên TP.HCM với mục đích cứu trợ...

rBgr82sQ.jpgPhóng to
Một trong những "chuyến xe bão táp" cứu trợ đồng bào lũ lụt
TT - Nhật ký phóng viên - Đó là những ngày tháng 9-1995, sau những cơn mưa dầm, nước dâng cao ở miền Trung. Chuyến đi ấy có lẽ cũng là chuyến đi xa đầu tiên của Trung tâm CTXH thanh niên TP.HCM với mục đích cứu trợ...

Xe ì ạch bò (chung số phận với cả đoàn xe dài ngoẵng trên quốc lộ hôm ấy) buộc phải nghỉ đêm ở Quảng Ngãi. Cả thị xã này, nước cũng mênh mang. Ngày hôm sau lại tiếp tục bò nữa. Dù có chậm nhưng không ai nghĩ rằng sẽ không đi tới nơi! Vậy mà qua khỏi thành Huế, ngay thị trấn An Lỗ, nước đã làm cả đoàn xe chết máy.

Đoàn cứu trợ gồm chị Nguyễn Thị Ngọc Hồng, anh Thái Dương Thanh (giám đốc và phó giám đốc trung tâm lúc đó), Quốc và Chi (hai đội viên), thêm hai công nhân trẻ của Gạch Đồng Tâm.

Làm sao bây giờ, Tiền mang theo của bà con thành phố quyên góp mong sẽ sớm đến tay người dân vùng lũ lụt, không thể ôm khư khư trên tay chờ nước rút?Đi bộ vậy! Đi khoảng trên 60km sẽ đến Đông Hà, tỉnh lỵ Quảng Trị. Nhưng không thể biết được nước sẽ đến đâu. Mặc, cứ lầm lũi đi bộ. Thậm chí phương án tính tới là nếu nước cao quá sẽ mướn ghe (lạ đời chưa, ghe đi trên quốc lộ), miễn sao phải đến Quảng Trị trong ngày hôm đó.

Vậy là đoàn tách thành hai nhóm, nhóm mang tiền ra Quảng Bình trước, những người còn lại đợi nước rút sẽ tiếp tục chở hàng ra sau!

Bao la là nước, những đoạn ngập đến ngang ngực, bơi thì chưa phải bơi, nhưng hai chân mỏi rã rời, hai tay muốn... xụi lơ vì phải nâng hành lý lên cao kẻo ướt. Đi như thế chừng bảy tám cây số, đường khô, bắt xe ôm đi tiếp. Lại ngập, lại lội nước, mãi đến khi thị xã Đông Hà hiện ra xa xa trong hoàng hôn, đường mới yên để có thể bắt xe ôm đi. Lúc này cái đói mới tràn về. Không thể nào đi nữa, đành ghé nhà một người dân ven ô xin cơm ăn.

Cùng với việc phải chuyển tiền thành hàng, anh em Quảng Bình đã nhanh chóng huy động một số y, bác sĩ đi cùng chúng tôi về Bố Trạch và Quảng Trạch, hai huyện bị thiệt hại nghiêm trọng trong lũ. Chưa nhiều kinh nghiệm cứu trợ, lại muốn trực tiếp mang quà đến tay bà con, chúng tôi đã bị một nhóm côn đồ rượt chém vì “tụi bay chia hàng không đều!”. Hú hồn!

Quay về Quảng Trị, xe hàng cũng ra tới, chúng tôi lên Hướng Hóa, huyện mút tí tè trên đường 9. Lại háo hức, lại băm bổ tính toán như khi ở nhà. Nào hay đường sạt. Xe chở nặng không thể qua được. Thế là phải cong lưng cùng nhau xuống hàng, hè nhau đẩy xe gần một buổi trời trong cái nắng oi oi sau mưa. Chỉ thương hai phụ nữ trong đoàn! Rồi thì cũng xong. Chuyến cứu trợ bề nào cũng đã đạt được mục đích ban đầu đề ra: giao hàng tận tay người cần hàng cứu trợ!

15 năm của họ, tôi kể mẩu chuyện nhỏ này, một kỷ niệm nhưng cũng là một hình ảnh của tinh thần lao xốc và dấn thân!

ĐÌNH THẮNG 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Trung t\u00e2m CTXH thanh ni\u00ean TP.HCM v\u1edbi m\u1ee5c \u0111\u00edch c\u1ee9u tr\u1ee3..." />