17/10/2003 10:10 GMT+7

Văn hóa cổ vũ

TR.N.
TR.N.

Tại Giải bóng chuyền nữ châu Á ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM) vừa qua, chúng tôi đã có mặt để xem trận thi đấu giữa đội tuyển nữ bóng chuyền VN với đội bạn Thái Lan. Kết quả ta thua 0-3.

Người hâm mộ với SEA Games

Thế nhưng điều buồn lòng không phải từ tỉ số đội nhà thua, mà là từ chuyện cổ vũ của chính khán giả nhà. Thoạt đầu cũng vỗ tay rào rào, nhưng khi đội ta dần thua thì sự kiên nhẫn của khán giả tụt xuống nhanh chẳng ngờ!

Đội nhà đánh hỏng thì ồ lên chán nản (thay vì phải ra sức động viên hơn), đội nhà bị đối phương dẫn xa tỉ số thì khán đài 3.000 - 4.000 người cũng... im thít (lẽ ra khi ấy phải thể hiện sự “kề vai sát cánh” chia sẻ với các cô gái mình hơn).

Đau lòng nhất là những lời lẽ kém văn hóa lại được tuôn ra từ những kẻ quá khích: “Đuổi con nhỏ chuyền hai đi!”, “Thay đứa số 5 đi, phát bóng mà cũng không nên thân”... Sự đánh giá dành cho vận động viên nhà như vậy ở khía cạnh nào đó là sự xúc phạm, thiếu tôn trọng đến khó chấp nhận.

Liền sau trận VN - Thái Lan là trận Trung Quốc - Hàn Quốc. Phía khán đài B2 quốc kỳ Trung Quốc tung bay như sóng vỗ cùng với những tiếng hô “China, China” ầm ầm hòa nhịp. Phía khán đài B1 thì nhóm người Hàn (làm việc ở VN) mặc nhiều áo đỏ hát vang lừng các câu cổ động, bài hát ngắn gọn và đầy khí thế. Đội Hàn càng thua, người Hàn càng hát động viên tinh thần hơn.

SEA Games đang đến gần. Trong mọi sự chuẩn bị tổ chức giải thể thao lớn này dường như khán giả ta chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cổ vũ có hiệu quả dành cho đội mình (và thái độ cổ vũ văn minh cho đội bạn nữa). Lợi thế sân nhà sẽ được chúng ta khai thác đến đâu và cổ vũ có văn hóa như thế nào để lưu lại thiện cảm trong mắt bè bạn?

TR.N.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên