08/09/2003 15:42 GMT+7

Nuôi tôm cần phải qui hoạch bền vững

HẢI TRIỀU thực hiện
HẢI TRIỀU thực hiện

TT (TPHCM) - ĐBSCL chiếm diện tích nuôi tôm lớn nhất trong cả nước, là nơi cung cấp tôm chính cho thị trường trong và ngoài nước. Thế nhưng việc nuôi tôm vẫn còn mang tính tự phát, không có tính qui hoạch. Để tìm hiểu vấn đề phát triển nuôi tôm bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long, báo Tuổi trẻ có cuộc trao đổi với TSKH Nguyễn Tác An - viện trưởng Viện Hải dương học để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

qpx4lDX0.jpgPhóng to
TS Nguyễn Tác An tại phòng làm việc
TT (TPHCM) - ĐBSCL chiếm diện tích nuôi tôm lớn nhất trong cả nước, là nơi cung cấp tôm chính cho thị trường trong và ngoài nước. Thế nhưng việc nuôi tôm vẫn còn mang tính tự phát, không có tính qui hoạch. Để tìm hiểu vấn đề phát triển nuôi tôm bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long, báo Tuổi trẻ có cuộc trao đổi với TSKH Nguyễn Tác An - viện trưởng Viện Hải dương học để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

* Ông đánh giá thế nào về tình hình nuôi tôm ở ĐBSCL hiện nay?

- Hiện diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL vào khoảng 400.000ha (chiếm hơn 80% diện tích nuôi tôm cả nước) với ba mô hình phổ biến: quảng canh cải tiến với năng suất 300kg/ha/vụ, bán thâm canh với năng suất 500-2.000kg/ha/vụ và thâm canh với năng suất trên 2.000kg/ha/vụ. Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL phát triển rất mạnh và nhanh nhưng không theo qui hoạch của địa phương.

Việc đắp đê ngăn mặn để nuôi tôm là phi khoa học. Phương thức nuôi thâm canh có rất nhiều rủi ro như: lượng chất thải trong quá trình nuôi, bệnh dễ lây lan, hiệu quả kỹ thuật thấp, chi phí đầu tư cao...

Bên cạnh đó các chế phẩm sinh học, chất thải từ tôm làm chất lượng nước nuôi suy thoái và dịch bệnh khiến nghề nuôi tôm trở nên không bền vững, nhiều nông dân phá sản và hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng.

Đề án GAMBAS (Đánh giá sự bền vững về mặt môi trường cho việc nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long) được triển khai từ tháng 5-2000 với mục tiêu khuyến khích phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở ĐBSCL.Sau hơn ba năm triển khai thực hiện ở 37 trạm thu mẫu tại hai tỉnh Trà Vinh và Cà Mau, đề án GAMBAS đã cho ra các sản phẩm như bảng cơ sở dữ liệu, các bản đồ, phương pháp giám sát môi trường, các qui phạm quản lý nuôi thủy sản ở ĐBSCL... đưa đến một cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và kết quả của nghề nuôi tôm, về phát triển nghề nuôi tôm bền vững và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường.

* Vậy theo ông, nguyên tắc để phát triển nuôi tôm bền vững ở ĐBSCL là gì?

- Khái niệm bền vững chỉ mang tính chất tương đối. Ở VN phát triển nuôi tôm bền vững tạm hiểu là chọn cách thức canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái, đảm bảo có lời trong hiện tại và tương lai.

Muốn được như vậy cần phải tiến hành điều tra, nghiên cứu và tổng hợp cân đối giữa các chính sách qui hoạch, chính sách quản lý, chính sách kinh tế - xã hội, kỹ thuật nuôi, khoa học ứng dụng... Nghề nuôi tôm ở VN còn khá mới và hiện chủ yếu vẫn là tự phát, vượt quá mức và không theo qui hoạch. Ranh giới giữa thành công và thất bại rất mong manh.

* Cụ thể người nông dân sẽ phải làm gì?

- Muốn nuôi tôm có lời, đạt hiệu quả kinh tế và có giá trị hàng hóa, người nông dân cần phải hiểu những vấn đề sau: vị trí chọn có phù hợp để nuôi tôm hay không (nguồn nước, độ mặn, mức độ ô nhiễm...), chọn con giống nào, cách cho tôm ăn, các loại bệnh của tôm và cách xử lý, vay vốn như thế nào để đảm bảo không lỗ, thả tôm tháng nào thì phù hợp, bán tôm tháng nào thì được lời, có thể nuôi xen kẽ với loài nào...

Những kiến thức này người nông dân phải được trang bị đầy đủ và phải có các chuyên gia huấn luyện đúng qui trình, bài bản. Hiện chúng tôi đang cố gắng biên soạn những hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm thật đơn giản, dễ hiểu để phát miễn phí cho người dân có nhu cầu.

* Làm thế nào để dung hòa giữa phát triển nuôi tôm bền vững và bảo vệ môi trường như mục tiêu của đề án GAMBAS đã đề ra?

- Thật ra không có sự phát triển nào mà không phải trả giá về môi trường. Nhưng nếu chúng ta ý thức được vấn đề này và có những chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ giảm thiểu được những thiệt hại. Điều quan trọng là phải tiến hành qui hoạch dựa trên cơ sở điều tra kỹ lưỡng về hệ sinh thái, điều kiện môi trường ở khu vực nuôi.

Hiện nhiều nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học để cải tạo nguồn nước. Đó chỉ là giải pháp tạm thời vì các chế phẩm này không rõ xuất xứ, không ai quản lý và không biết chất lượng ra sao. Hiện có khoảng 62 loại chế phẩm đang được bán tràn lan ngoài thị trường. Chúng tôi đang có dự án nghiên cứu những tác dụng và nguy hại của các loại chế phẩm này. Như vậy sẽ có hướng duy trì bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển nuôi tôm bền vững.

* Xin cảm ơn ông.

HẢI TRIỀU thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên