14/10/2003 07:11 GMT+7

Thải khí độc do sấy nhãn bằng lưu huỳnh

CÁT VY
CÁT VY

TT - Gần một năm nay khu dân cư Sơn Định, Hòa Nghĩa, thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) phải thường xuyên chịu đựng chất thải của các lò sấy nhãn. Khi các lò sấy nổi lửa, dù là giữa đêm khuya người dân cũng phải bỏ nhà chạy tán loạn!

5MERTRVD.jpgPhóng to
Ô nhiễm khí độc đã đến mức làm chết cây trồng
TT - Gần một năm nay khu dân cư Sơn Định, Hòa Nghĩa, thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) phải thường xuyên chịu đựng chất thải của các lò sấy nhãn. Khi các lò sấy nổi lửa, dù là giữa đêm khuya người dân cũng phải bỏ nhà chạy tán loạn!

Chỉ riêng khu phố 3, thị trấn Chợ Lách có đến năm lò sấy nhãn nằm dọc theo con kênh Lách.

Hiện nay hầu hết cơ sở đều sử dụng thêm hóa chất, lưu huỳnh... trong quá trình sấy để trái nhãn thêm đẹp hơn nên khí thải ra rất độc hại. Mỗi khi các lò nhãn hoạt động, bà con nhốn nháo bỏ chạy, người không chạy kịp thì choáng váng, ói mửa...

Từ đầu năm 2003, dân cư khu phố 3 đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng vẫn không thấy chính quyền can thiệp. Mãi đến ngày 30-7, trước sự bức xúc của người dân, ông Trần Ngọc Hân - quyền chủ tịch UBND thị trấn Chợ Lách - phải đích thân đến xem hiện trường và lập biên bản yêu cầu ngưng sử dụng hóa chất trong quá trình sấy nhãn.

Tiếp đến ngày 8-8, do kiến nghị của hơn 10 hộ dân khu phố 3, Sở Khoa học - Công nghệ & Môi trường tỉnh Bến Tre kết hợp UBND huyện, thị trấn đến kiểm tra hoạt động và yêu cầu các chủ lò sấy ở khu vực này cam kết không sử dụng hóa chất trong quá trình sấy.

Thế nhưng, theo phản ảnh của người dân ở đây, các chủ lò sấy vẫn không thực hiện cam kết với cơ quan chức năng. Bằng chứng là ngày 9-9, lần thứ ba chính quyền cấp huyện, thị trấn... lại tiếp tục đến hiện trường và lập biên bản, nhưng khi đoàn kiểm tra về rồi thì... đâu vẫn vào đấy, các chủ lò cứ ngang nhiên “khủng bố” lối xóm bằng khí thải độc hại bằng cách đốt lưu huỳnh!

Tiến sĩ Nguyễn Văn Mười - trưởng bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa nông nghiệp, Đại học Cần Thơ khẳng định: “Khí SO2 là khí độc hại, sinh ra trong quá trình sấy nhãn. Theo qui trình công nghệ, loại khí này buộc phải được thu gom, xử lý trước khi thải ra ngoài”.

Và với hơn 100 lò sấy nhãn đang hoạt động trong toàn huyện Chợ Lách, chuyện quản lý, bảo vệ môi trường ai sẽ lo?

CÁT VY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên