10/10/2003 13:00 GMT+7

Thị trường Sim Card, thẻ cào: Khách hàng đã bị lừa đảo và ăn chặn như thế nào?

VÕ HỒNG QUỲNH
VÕ HỒNG QUỲNH

TT (TP.HCM) - Năm 1999, Tổng công ty Bưu chính viễn thông (nay thuộc Bộ Bưu chính viễn thông) đưa vào kinh doanh khai thác mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) trả tiền trước Vinaphone, bao gồm Vinakit (sim+mệnh giá) và thẻ cào VinaCard. Nhằm thu hút khách hàng, Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã ban hành các quyết định về khuyến mãi, khuyến khích cho khách hàng thông qua các đại lý theo chủ trương của Chính phủ. Thế nhưng...

HUDrFZrv.jpgPhóng to
TT (TP.HCM) - Năm 1999, Tổng công ty Bưu chính viễn thông (nay thuộc Bộ Bưu chính viễn thông) đưa vào kinh doanh khai thác mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) trả tiền trước Vinaphone, bao gồm Vinakit (sim+mệnh giá) và thẻ cào VinaCard. Nhằm thu hút khách hàng, Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã ban hành các quyết định về khuyến mãi, khuyến khích cho khách hàng thông qua các đại lý theo chủ trương của Chính phủ. Thế nhưng...

Cán bộ bưu điện móc nối với đại lý

Lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo về khuyến mãi của tổng công ty và Công ty Dịch vụ viễn thông, một số đại lý đã móc nối với cán bộ bưu điện ở Đồng Nai mua gom một lượng lớn Vinakit và thẻ cào khi có đợt khuyến mãi rồi đưa về bán cho khách hàng theo giá thị trường, “quên” bán theo giá khuyến mãi.

Một hộp Vinakit giá 450.000 đồng, nếu bán theo giá khuyến mãi chỉ 300.000 đồng (đại lý được hưởng tiền hoa hồng riêng của bưu điện 30.000 đồng). Do đó, số tiền chênh lệch từ khuyến mãi đã được các đối tượng “bắt tay” nhau ăn chặn.

Theo qui định, muốn được hưởng tiền khuyến mãi, đại lý phải ứng trước tiền khuyến mãi cho khách hàng và Vinakit đó phải được hòa mạng trong thời gian khuyến mãi, sau đó đại lý nộp hồ sơ phiếu đăng ký dịch vụ lên cho bưu điện cùng danh sách khách hàng ký nhận tiền khuyến mãi thì bưu điện mới thanh toán tiền khuyến mãi, tiền hoa hồng cho đại lý.

Nhưng một số đại lý, đặc biệt là Công ty TNHH Thanh Tâm tại Đồng Xoài, phường 13 (quận Tân Bình, TP.HCM) đã đi ngược lại qui trình này. Ngoài việc gom hàng số lượng lớn đem bán ở các địa phương khác, Công ty Thanh Tâm còn găm giữ hàng cho hết đợt khuyến mãi mới tung ra bán theo giá cao. Tiếp đó, các đối tượng tạo lập hồ sơ khống để được thanh toán tiền khuyến mãi, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Tổng cộng Công ty Thanh Tâm chiếm đoạt hơn 1,5 tỉ đồng.

Cơ quan chức năng đã đề nghị xử lý trách nhiệm đối với Phan Thanh Châu, Phạm Đức Hùng, Nguyễn Thành Nhân, Phan Tiến Phái và Nguyễn Minh Tâm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản nhà nước; Nguyễn Thị Phượng về hành vi trốn thuế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Võ Đình Minh đồng phạm trốn thuế cùng với Phượng (Võ Đình Minh đương chức là phó phòng tài vụ kế toán của doanh nghiệp nhà nước Cảng sông TP.HCM thuộc Sở Giao thông công chánh TP nhưng lại kiêm kế toán trưởng cho Công ty Thanh Tâm).

Cơ quan chức năng sẽ điều tra mở rộng đến 14 bưu điện khác trên cả nước đã có vi phạm tương tự như Bưu điện Đồng Nai để xử lý.

Tháng 7-2001, Công ty Điện báo điện thoại Đồng Nai bán 8.339 hộp Vinakit cho các đại lý, mặc dù chưa hòa mạng nhưng công ty đã thanh toán khống hơn 5.000 hộp trị giá trên 763, 6 triệu đồng. Phan Thanh Châu, tổ trưởng tổ kinh doanh công ty, đã tiếp nhận hồ sơ thanh toán khống và trình giám đốc Phan Tiến Phái ký duyệt. Đầu năm 2002, giám đốc Phan Tiến Phái còn duyệt chi khống thêm một đợt khuyến mãi nữa cho các đại lý với số tiền hàng triệu đồng.

Tương tự, bưu điện Khu công nghiệp Biên Hòa bán 10.339 hộp Vinakit cho các đại lý đã thanh toán khống tiền khuyến mãi 7.961 hộp làm thiệt hại hơn 1,1 tỉ đồng, tổ trưởng tổ kinh doanh Phạm Hùng Đức “bắt tay” với đại lý và trình giám đốc Nguyễn Thành Nhân duyệt chi. Tính chung, hai công ty này đã thanh toán khống làm thiệt hại cho Nhà nước gần 2 tỉ đồng.

Mặt khác, trong các đợt khuyến mãi, giám đốc Bưu điện tỉnh Đồng Nai ký cho phép các đơn vị trực thuộc chi khuyến khích cho đại lý khi mua thẻ cào VinaCard vượt qui định. Với qui định này, số thẻ cào bán ra trên 94,7 tỉ đồng, các đơn vị trực thuộc bưu điện tỉnh đã chi khuyến khích cho các đại lý hơn 4,45 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 4,7% doanh thu bán.

Trong khi đó, Tổng công ty Bưu chính viễn thông cho phép chỉ khuyến khích bán hàng cho đại lý với tỉ lệ 1,8%. Như vậy, các đơn vị trực thuộc bưu điện tỉnh đã chi vượt tỉ lệ 2,9% làm thiệt hại cho Nhà nước hơn 2,74 tỉ đồng. Với hai hành vi vi phạm trên, Nhà nước đã thiệt hại hơn 4,75 tỉ đồng.

Gian lận và trốn thuế

Công ty Thanh Tâm do Nguyễn Thị Phượng làm giám đốc, trong hai năm 2001 và 2002 đã mua hai mặt hàng Vinakit và thẻ cào VinaCard với doanh số lên tới 38,6 tỉ đồng, được chi tiền khuyến mãi gần 5 tỉ và tiền hoa hồng 2,1 tỉ.

Ngoài ra, xác minh doanh số mua vào trong hai năm 2001 và 2002 của Công ty Thanh Tâm ở bưu điện 15 tỉnh, thành cả nước (mà Thanh Tâm ký hợp đồng làm đại lý) thấy doanh số của công ty lên đến 154,2 tỉ đồng nhưng khai báo nộp thuế chỉ có 106,2 tỉ tại Cục Thuế TP.HCM - giấu doanh số gần 50 tỉ.

Tiền khuyến mãi công ty đã nhận từ 15 bưu điện nói trên là 17,7 tỉ, nhưng công ty không hạch toán vào sổ sách kế toán, không nhập quĩ và giấu không khai báo thuế toàn bộ số tiền; doanh thu hoa hồng được hưởng gần 9 tỉ nhưng khai báo thuế chỉ có 7,5 tỉ. Theo cơ quan chức năng: “Đây là kiểu kinh doanh lừa đảo Nhà nước lẫn người tiêu dùng và trốn thuế tương tự như Công ty Đông Nam đã làm”.

VÕ HỒNG QUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên