09/09/2003 07:19 GMT+7

Còn gì khuất sau những tầng vượt?

Đ.TRANG
Đ.TRANG

TT(TP.HCM) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải, Sở Qui hoạch - kiến trúc TP.HCM đang tiến hành kiểm điểm phó giám đốc Võ Kim Cương (bị đình chỉ công tác từ ngày 13-8-2003) do ký biên bản hoàn công cho một số nhà cao tầng xây dựng trái phép tại khu vực trung tâm TP. Không chỉ ông Võ Kim Cương, trên các hồ sơ chúng tôi có được còn thể hiện việc ký biên bản hoàn công của ông Võ Văn Tuấn - nguyên giám đốc Sở Xây dựng - và vai trò của cán bộ tham mưu.

fuBRDoQq.jpgPhóng to
Phá dỡ phần xây dựng trái phép nhà số 14 Lê Lai, Q.1, TP.HCM
TT(TP.HCM) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải, Sở Qui hoạch - kiến trúc TP.HCM đang tiến hành kiểm điểm phó giám đốc Võ Kim Cương (bị đình chỉ công tác từ ngày 13-8-2003) do ký biên bản hoàn công cho một số nhà cao tầng xây dựng trái phép tại khu vực trung tâm TP. Không chỉ ông Võ Kim Cương, trên các hồ sơ chúng tôi có được còn thể hiện việc ký biên bản hoàn công của ông Võ Văn Tuấn - nguyên giám đốc Sở Xây dựng - và vai trò của cán bộ tham mưu.

Trái phép vẫn được hoàn công!

Ba biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (biên bản hoàn công) do ông Võ Văn Tuấn ký đều sai nội dung so với giấy phép xây dựng (GPXD). GPXD cũng do ông Tuấn ký với tư cách thừa ủy nhiệm kiến trúc sư trưởng TP, trưởng văn phòng đại diện ký.

Cụ thể, công trình số 188 Lê Lai, phường Bến Thành do ông Trịnh Viết Cẩm (ngụ số 7 Đặng Thị Nhu, quận 1) làm chủ được cấp phép xây nhà ở ba tầng lầu, khung, sàn, mái bêtông cốt thép, với tổng diện tích xây dựng (DTXD) là 275,20m2.

Lập phương án tháo dỡ nhà 110 và 112-114 Lê Lai:

Ngày 8-9, chủ hộ hai căn nhà xây dựng trái phép tại số 112-114 Lê Lai, quận 1, TP.HCM đã tháo dỡ phần sân thượng, với tỉ lệ tháo dỡ 5% trong tổng diện tích xây dựng.

Căn nhà số 112-114 Lê Lai xây lố 4 lầu, chủ hộ là Lê Thị Mai (cũng là chủ hộ căn nhà 110 Lê Lai và cũng xây lố 4 lầu).

Các cơ quan chức năng đã ra năm quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hai căn này. Chủ hộ đã có đơn xin hợp khối hai căn nhưng chưa được giải quyết.

Được biết, UBND quận 1 đã đề nghị đơn vị thi công tháo dỡ hai căn nhà này (Công ty Địa ốc Sài Gòn) lập phương án tháo dỡ cả hai căn để trình Sở Xây dựng thông qua trong ngày 10-9-2003.

Cho đến cuối ngày 8-9 cũng chỉ mới có sáu căn đã hoàn tất việc tháo dỡ (Tuổi Trẻ ngày 3-9).

Trong tuần này, đoàn kiểm tra của quận sẽ kiểm tra tiến độ tháo dỡ của các căn 267-269 Phạm Ngũ Lão (PNL); 14, 90 Lê Lai; 221 PNL, 167 PNL, 211-213 PNL, 173 PNL.

Theo đó, nếu tiến độ tháo dỡ quá chậm (không đạt 50% diện tích vi phạm), UBND quận sẽ phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Trong biên bản hoàn công của công trình này (ông Tuấn ký ngày 1-6-1995) công nhận phần kiến trúc “trệt, lửng, năm lầu và mái che thang, khung cột đà sàn bêtông cốt thép”, với tổng DTXD 388,80m2, lố 113,6m2 so với GPXD.

Trong khi nhiều nhà vi phạm khác đang phải tự tháo dỡ phần vi phạm từ khi có chỉ đạo xử lý kiên quyết của UBND TP, thì đến tối 7-9-2003 chúng tôi ghi nhận căn nhà này vẫn chưa động tịnh gì.

Tương tự, căn số 171 Phạm Ngũ Lão (PNL), phường PNL được ông Tuấn ký cấp GPXD có qui mô trệt, hầm, lửng, bốn tầng lầu, DTXD là 573,80m2. Nhưng trong biên bản hoàn công lại công nhận phần trệt, hầm, bảy lầu, mái che thang với DTXD là 910,48m2, lố hơn 300m2 so với GPXD.

Trường hợp căn số 365 PNL được cấp GPXD trệt, năm lầu nhưng được hoàn công trệt, sáu lầu. Riêng phần xây dựng bao lơn lấn không gian lộ giới đường PNL được ghi một câu “chủ nhà phải tháo dỡ vô điều kiện”.

Phần kết luận trong biên bản hoàn công các công trình trên đều được ghi: “Nhà đã xây dựng hoàn chỉnh, đủ pháp lý xin đăng ký phần diện tích nhà xây dựng đúng qui định”.

Trong bốn hồ sơ mà chúng tôi có được do ông Võ Kim Cương ký, cho thấy rõ ràng cơ quan chức năng đã phát hiện đầy đủ từng mét vuông vi phạm song vẫn cứ cấp biên bản hoàn công. Như căn số 173 PNL xây vượt lầu, lấn không gian hẻm, hàng rào phần trệt lấn hẻm, xây dựng phòng trên bao lơn... với tổng diện tích ngoài GPXD hơn 240m2, thay vì buộc chủ nhà thực hiện đúng GPXD rồi mới hoàn công, cơ quan chức năng lại công nhận phần diện tích xây dựng hợp lệ, còn diện tích bất hợp lệ thì “phải tháo dỡ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”.

Rõ ràng biết là vi phạm “phải tháo dỡ”, nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng vẫn lập biên bản hoàn công, loại giấy tờ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác lập chủ quyền.

Quá tải, vô tình hay... cố ý?

Vấn đề cần được lưu ý là cả bảy hồ sơ trên đều được bà Trần Hồng Tuyến, cán bộ phụ trách địa bàn, kiểm tra trình lãnh đạo ký duyệt. Theo các cán bộ trong ngành xây dựng, việc tham mưu đề xuất của cán bộ thụ lý hồ sơ đóng vai trò không kém quan trọng.

Cụ thể, cán bộ thụ lý nắm rõ nội dung của GPXD và nội dung thực tế khác nội dung GPXD ra sao do phải đi kiểm tra thực tế (thể hiện trên biên bản thực địa) và đề xuất lãnh đạo ký biên bản hoàn công.

Tuy nhiên, cũng theo một số lãnh đạo của ngành, để được cấp biên bản hoàn công, hồ sơ công trình phải đầy đủ nhiều loại giấy tờ: GPXD, hợp đồng thi công xây dựng, hóa đơn thuế doanh thu trong xây dựng (nay là hóa đơn giá trị gia tăng), quyết định xử phạt vi phạm hành chính...

Do vậy, không đơn giản có chuyện lãnh đạo đã “vô tình” hoặc do quá tải trong công việc mà phải... nhắm mắt ký để kịp thời gian.

Chúng tôi được biết có không ít hộ dân vì nhu cầu bức bách về chỗ ở, chỉ... lỡ xây một phòng nhỏ trên sân thượng nhưng hồ sơ cũng bị “ngâm” nhiều năm, không được cấp biên bản hoàn công.

Theo qui định, công trình phải có GPXD kèm biên bản hoàn công mới có giá trị đăng ký quyền sở hữu và xác lập tài sản trên diện tích đất xây dựng (thể hiện trên tờ khai lệ phí trước bạ). Người vi phạm luôn tìm mọi cách để “chạy” cho “ra” biên bản hoàn công. Nhưng không phải ai cũng biết đường đi nước bước và đủ... tài lực để “chạy”.

Vậy đằng sau câu chuyện những căn nhà cao tầng xây vượt tầng vẫn được cấp biên bản hoàn công là gì?

Đ.TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên