06/09/2003 20:24 GMT+7

Hai bài toán của công nghiệp phần mềm VN

QUỐC THANH<BR>
QUỐC THANH

TTCN – TP.HCM, nơi được xem là “đầu tàu” cả nước về phát triển công nghiệp phần mềm – cũng vẫn đang trong giai đoạn loay hoay tìm lời giải cho hai bài toán: thị trường và nhân lực. Công viên phần mềm Quang Trung – khu phần mềm tập trung có diện tích lớn nhất nước – cũng chỉ mới qui tụ được 60 doanh nghiệp và đơn vị đào tạo (trong đó có 17 công ty 100% vốn nước ngoài). Hầu hết các công ty trong khu phần mềm tập trung này có qui mô rất nhỏ, phần lớn chỉ dừng ở con số vài chục lập trình viên.

nJwGgJxw.jpgPhóng to
Nhập dữ liệu tại Công ty Sài Gòn Liên Phương (Công viên phần mềm Quang Trung).
TTCN – TP.HCM, nơi được xem là “đầu tàu” cả nước về phát triển công nghiệp phần mềm – cũng vẫn đang trong giai đoạn loay hoay tìm lời giải cho hai bài toán: thị trường và nhân lực. Công viên phần mềm Quang Trung – khu phần mềm tập trung có diện tích lớn nhất nước – cũng chỉ mới qui tụ được 60 doanh nghiệp và đơn vị đào tạo (trong đó có 17 công ty 100% vốn nước ngoài). Hầu hết các công ty trong khu phần mềm tập trung này có qui mô rất nhỏ, phần lớn chỉ dừng ở con số vài chục lập trình viên.

Tuy nhiên, để thu hút được số lượng doanh nghiệp nhỏ bé trên không phải là đơn giản. TP.HCM phải bù lỗ cho hoạt động của Công viên phần mềm Quang Trung hàng tỉ đồng hằng năm. Ngoài những chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục đầu tư…, doanh nghiệp vào khu phần mềm Quang Trung được hưởng mức giá thuê mặt bằng rất thấp, khoảng 2 – 4,5 USD/m2/tháng.

Đặc biệt được ưu đãi thuê đường truyền Internet trực tiếp, chỉ 300 USD/đường truyền 64Kb/tháng; tức Nhà nước phải bù lỗ cho doanh nghiệp 400 USD/tháng. Chỉ tính riêng khoản bù lỗ này, hằng năm TP.HCM phải chi một số tiền không nhỏ.

Hai năm qua, Công viên phần mềm Quang Trung dành khá nhiều công sức cho việc quảng bá thương hiệu trong nước và quốc tế, như là nơi sản xuất phần mềm tập trung lớn nhất VN. Tuy nhiên, giới công nghệ thông tin nhiều lần đặt câu hỏi: nếu khu phần mềm Quang Trung không được hưởng chính sách bù lỗ như một số khu phần mềm khác ở TP.HCM thì tự bản thân nó có đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp vào đấy không?

Nếu khu phần mềm Quang Trung không được hưởng sự “bảo bọc” từ ngân sách thành phố hàng tỉ đồng/năm thì rất có thể số lượng doanh nghiệp vào khu phần mềm này chưa chắc đã đạt được con số 60. Còn đến bao giờ mới chấm dứt việc ngân sách phải bù lỗ cho Công viên phần mềm Quang Trung thì chưa ai xác định được.

Trong khi đó, Trung tâm Công nghệ phần mềm TP.HCM (SSP) phải khó khăn hơn để giữ chân các doanh nghiệp vì không được bù lỗ cho nhiều dịch vụ, chẳng hạn chi phí viễn thông - Internet.

Đó là chưa kể đến những bất lợi khác như phải đưa ra mức giá thuê văn phòng cao hơn… SSP đã phải tìm đường tạo sức hấp dẫn riêng cho mình, chẳng hạn như thiết lập trạm vệ tinh viễn thông, trở thành nơi đầu tiên của cả nước sử dụng vệ tinh để truy cập Internet trực tiếp nhằm đảm bảo tốc độ và chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhờ sự năng động này và vị trí gần trung tâm thành phố nên SSP mới có khả năng lấp đầy diện tích của mình.

Tuy nhiên, vấn đề của các khu phần mềm tập trung không phải là lấp đầy diện tích mà là các doanh nghiệp trong đó hoạt động có hiệu quả không hay chỉ là tìm một nơi để “an nghỉ” chờ thời cơ? Vấn đề là phần mềm VN, doanh nghiệp phần mềm trong nước đã có chỗ đứng trên thị trường chưa?

Rõ ràng việc tìm đầu ra cho thị trường phần mềm VN đang gặp quá nhiều khó khăn. Trong hai năm qua, Công viên phần mềm Quang Trung đã đón tiếp 280 doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đến tìm cơ hội hợp tác kinh doanh, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức “tìm hiểu” là chính. Tỉ lệ các doanh nghiệp nước ngoài quay lại sau những lần “tìm hiểu” ấy hầu như không đáng kể.

Giám đốc Công ty Phát triển công viên phần mềm Quang Trung lý giải: “Nước ta chưa có đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu các công ty lớn; các công ty phần mềm VN qui mô còn nhỏ… là những cản ngại chính trong việc thu hút các công ty nước ngoài”. Trong khi đó thị trường phần mềm trong nước gần như “đóng băng”.

Thị trường phần mềm nội địa lớn nhất tập trung vào khối các cơ quan hành chính nhà nước nhưng cũng chưa có đầu ra vì thủ tục triển khai các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước quá rườm rà, giải ngân rất chậm.

Tại TP.HCM, giai đoạn 2002 - 2005 ngân sách thành phố sẵn sàng chi đến 450 tỉ đồng cho phát triển công nghệ thông tin nhưng gần hai năm qua “không có việc để xài số tiền này”. Theo một chuyên gia công nghệ thông tin, thị trường phần mềm nội địa có “kích cỡ” rất nhỏ, nếu khai thác hết mức cũng chỉ khoảng 200 triệu USD.

Trung tâm Công nghệ phần mềm Cần Thơ (CSP) hiện chỉ mới có bốn doanh nghiệp. Theo giám đốc CSP Nguyễn Trung Nhân, khó khăn lớn nhất là thị trường công nghệ thông tin tại Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển, đặc biệt là công nghiệp phần mềm.

Tương tự, Công viên phần mềm Huế cũng chỉ có một vài doanh nghiệp vì ở thành phố Huế số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn ít; tại thời điểm hiện nay Huế chưa đủ sức hấp dẫn để hút các doanh nghiệp từ nơi khác đến.

Tại khu vực miền Trung, khu phần mềm “tầm cỡ” nhất có lẽ là Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech). Chính sách ưu đãi khá hấp dẫn, giá thuê văn phòng 5-6 USD/m2/tháng, các tiện ích trọn gói (điện, nước, bảo vệ, chiếu sáng, điều hòa) và đặc biệt các thành viên của Softech được truy cập Internet miễn phí.

Softech sẽ là đơn vị thứ hai trong cả nước truy cập Internet trực tiếp qua vệ tinh. Softech đã thu hút được bảy doanh nghiệp; hầu hết đều là chi nhánh các công ty ở TP.HCM, qui mô rất nhỏ. Một vài doanh nghiệp cũng không giấu ý định thu hẹp hoạt động của mình. Nhưng Softech cho biết vẫn đang triển khai xây dựng tòa nhà phần mềm thứ hai cao 20 tầng, với diện tích sử dụng 19.000m2, kinh phí khoảng 124 tỉ đồng.

Theo chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin Nguyễn Trọng, muốn phát triển một ngành sản xuất phải có thị trường nhân lực. Cả hai yếu tố này ở các đô thị qui mô trung bình, thậm chí ở cả nước ta, đều còn quá nhỏ bé. Cơ may cho một đô thị qui mô trung bình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin chỉ có thể là đầu tư nước ngoàithị trường nước ngoài. Điều này lại chỉ thuận lợi đối với công nghiệp phần cứng.

Xây dựng một ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở một đô thị qui mô trung bình và đang ở vạch xuất phát về công nghệ thông tin (500.000 dân, 10.000 máy tính, 10.000 thuê bao Internet, 300 người làm công nghệ thông tin chuyên nghiệp trong 50 đơn vị) là việc rất ít tính khả thi, đặc biệt là công nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, theo ông, các địa phương trước mắt phải chú trọng phát triển các đơn vị dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là dịch vụ phần mềm.

QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên