04/10/2003 06:54 GMT+7

VN gia nhập WTO: Tòan bộ đất nước phải chuyển động!

 CẨM HÀ thực hiện
 CẨM HÀ thực hiện

TT - Trong hai ngày 29 và 30-9, phó giáo sư Mike Leu Gwo Jiun (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã tới Hà Nội thỉnh giảng cho các cán bộ Bộ Tài chính và một số cơ quan của VN về các ảnh hưởng kinh tế khi VN thực hiện cắt giảm thuế theo các yêu cầu gia nhập WTO. Kết thúc hội thảo, phó giáo sư Mike đã trò chuyện với Tuổi Trẻ về những cảm nhận của ông đối với quá trình gia nhập WTO của VN.

qnGbsuBg.jpgPhóng to
Phó giáo sư Mike Leu Gwo Jiun
TT - Trong hai ngày 29 và 30-9, phó giáo sư Mike Leu Gwo Jiun (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã tới Hà Nội thỉnh giảng cho các cán bộ Bộ Tài chính và một số cơ quan của VN về các ảnh hưởng kinh tế khi VN thực hiện cắt giảm thuế theo các yêu cầu gia nhập WTO. Kết thúc hội thảo, phó giáo sư Mike đã trò chuyện với Tuổi Trẻ về những cảm nhận của ông đối với quá trình gia nhập WTO của VN.

* Theo ông, quá trình chuẩn bị gia nhập WTO của VN có đang tiến triển đúng hướng?

- VN đang ở trong giai đoạn đàm phán gay go nhất khi các nước đối tác đã đưa ra những yêu cầu rất cụ thể về cắt giảm thuế cho từng mặt hàng, nói rộng hơn là những yêu cầu về mở cửa thị trường. Tôi nghĩ VN đang gặp khó khăn trong việc ước tính được các tác động do việc cắt giảm thuế mang lại. Bởi vậy mà tôi được mời đến đây để tiến hành hội thảo về các vấn đề kinh tế lượng.

Tôi nghĩ Chính phủ VN đang theo đuổi một chính sách khá thận trọng (Campuchia có vẻ như nôn nóng hơn và dễ dàng chấp nhận các điều kiện hơn). Nhưng sự thận trọng này cũng dễ hiểu bởi VN khác với các nước đang gia nhập WTO khác. Những nước khác đều đã là một nền kinh tế thị trường trước khi vào WTO, còn VN sẽ phải thực hiện hai mục tiêu song song: xây dựng nền kinh tế thị trường và gia nhập WTO.

Phó giáo sư Leu là chuyên gia chuyên ngành kinh tế quốc tế, kinh tế lượng, thống kê, phân tích giá cả và chính sách hàng tiêu dùng.

Ông đã thực hiện một số nghiên cứu tại một số nước, trong đó có nghiên cứu tác động của việc tự do hóa, thương mại trong ngành dệt, may và nông nghiệp của Úc, các cuộc đàm phán thương mại vòng Uruguay, nghiên cứu về ảnh hưởng của AFTA đối với Đài Loan, quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc, Campuchia...

* Hiện đang có hơn 5.500 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở VN và rất nhiều câu hỏi về các DN này khi VN vào WTO?

- Đó có lẽ sẽ là tác động lớn nhất khi VN vào WTO mà Chính phủ đang nhiều băn khoăn. Vào WTO nghĩa là chấp nhận một cuộc cạnh tranh toàn cầu. Tất cả những “điểm tựa” cho các DNNN như độc quyền, bảo hộ, trợ giá, ưu đãi về đất... sẽ hoàn toàn phải giảm thiểu hoặc dỡ bỏ. Các DNNN kém cạnh tranh sẽ phải tự đào thải. Việc xử lý lao động dôi dư tại các DNNN phải giải thể đặt ra một câu hỏi lớn.

Một số nước đã có những phương án chuẩn bị tốt. Đó là tích cực nâng cao năng lực cho các DNNN có khả năng cạnh tranh. Sau khi vào WTO, các DN này hoàn toàn có thể mở rộng sản xuất, mở rộng xuất khẩu và như vậy lại cần nhân công mới. Những nhân công từ các DN giải thể có thể chuyển sang làm việc tại những DN được mở rộng này. Quan trọng là trình độ của họ thế nào, như vậy lại phải rất quan tâm tới việc tái đào tạo.

* Với hoàn cảnh cụ thể của VN, theo ông, điều gì là quan trọng nhất để VN có thể hưởng lợi từ việc gia nhập WTO?

- Tôi đồng tình với cách đặt vấn đề như vậy. Gia nhập WTO không phải là mục đích cuối cùng, quan trọng là làm sao giảm thiểu được những tác động tiêu cực và tranh thủ tối đa lợi ích của toàn cầu hóa. Muốn vậy, không có cách nào khác là toàn bộ đất nước phải chuyển động, từ các nhà lãnh đạo, các quan chức bộ ngành, các doanh nghiệp và mỗi người dân phải tích cực tự chuẩn bị cho mình trước cuộc cạnh tranh. Phải nâng cao năng lực, nâng cao kiến thức, hiện đại hóa cách quản lý... Thụ động sẽ dẫn tới thất bại. Theo tôi, thay đổi về tư duy sẽ đóng vai trò quyết định cho thành công của VN.

* Trung Quốc có hoàn cảnh khá giống VN trước khi vào WTO, theo ông, có kinh nghiệm nào thích hợp nhất VN nên tham khảo?

- Họ đã chuẩn bị tốt, chính vì vậy mà sau khi Trung Quốc vào WTO, những mặt tích cực được đề cập lấn át mặt tiêu cực. Cần biết rằng trong quá trình 15 năm đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc luôn sôi nổi nói đến WTO. Hàng nghìn, hàng vạn hội thảo, cuộc nói chuyện về những tác động sau khi gia nhập WTO diễn ra ở mọi khu vực của nền kinh tế, ở mọi ngành, mọi địa phương. Tôi có thể gọi đó là một cuộc “giáo dục toàn quốc” về WTO. Kinh nghiệm này không quá đắt đỏ với VN.

Càng nói nhiều, càng hiểu sâu về một vấn đề, người ta mới có thể lường trước được mọi chuyện để có thể chủ động giảm thiểu tiêu cực, phóng đại mặt tích cực. Một trong những lợi ích đầu tiên mà người dân có thể được hưởng sau khi gia nhập WTO là giá các mặt hàng, các dịch vụ sẽ rẻ hơn do có sự cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường. Tất cả tài nguyên (đất đai, nhân công, vốn...) hiện đang bị đặt không đúng chỗ sẽ phải điều chỉnh theo hướng tự do hóa và theo xu hướng của thị trường sau khi VN gia nhập WTO.

Tôi nghĩ một số quan chức chính phủ hiểu được điều này nhưng quan trọng là nó đã được phổ biến đến mỗi người dân hay chưa? Tôi cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để những vấn đề này được bàn sâu rộng tại VN.

 CẨM HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên