14/09/2003 23:05 GMT+7

Năm 2004: dành 17,1% tổng chi ngân sách cho giáo dục

THANH HÀ thực hiện
THANH HÀ thực hiện

TT (Hà Nội) - Đó là thông tin mới nhất về dự kiến phân bổ ngân sách cho giáo dục trong năm 2004, tăng 0,7% so với năm 2003. Cũng trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến các đơn vị trong bộ và các bộ ngành liên quan về đề án mức thu học phí mới để trình lại Chính phủ vào cuối tháng chín, trong đó có xem xét vấn đề có tiếp tục miễn thu học phí đối với sinh viên sư phạm hay không. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn An - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) - cho biết:

Qhjn5kTo.jpgPhóng to

Các HS ở lớp học tình thương ấp Đồng Búa, xã Thuận Phú, Đồng Phú (Bình Phước). Đây là lớp học được hình thành từ sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức xã hội.

TT (Hà Nội) - Đó là thông tin mới nhất về dự kiến phân bổ ngân sách cho giáo dục trong năm 2004, tăng 0,7% so với năm 2003. Cũng trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến các đơn vị trong bộ và các bộ ngành liên quan về đề án mức thu học phí mới để trình lại Chính phủ vào cuối tháng chín, trong đó có xem xét vấn đề có tiếp tục miễn thu học phí đối với sinh viên sư phạm hay không. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn An - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) - cho biết:

- Năm 2003, ước tính con số chi tuyệt đối tương ứng với 16,4% tổng chi ngân sách dành cho giáo dục đạt khoảng gần 24.000 tỉ đồng.

Dự kiến với mức phân bổ ngân sách tăng 0,7% trong tổng chi ngân sách nhà nước, kinh phí dành cho giáo dục năm 2004 sẽ tăng thêm so với năm 2003 khoảng gần 1.000 tỉ đồng.

Phần kinh phí tăng được rải đều ở cả ba nội dung: chi thường xuyên cho GD-ĐT, xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu.

Việc tăng tỉ lệ chi cho giáo dục nhằm thực hiện lộ trình đã được đề ra đến năm 2005, kinh phí đầu tư cho giáo dục đạt 18% và đến năm 2010 đạt 20% tổng chi ngân sách.

* Thưa ông, mức tăng đầu tư kinh phí kể trên đã tương ứng với tốc độ phát triển của qui mô giáo dục hằng năm?

- Tuy ngân sách dành cho giáo dục tiếp tục tăng hằng năm nhưng tốc độ tăng của kinh phí đầu tư vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của qui mô GD-ĐT. Hiện kinh phí của Nhà nước chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tối thiểu của GD-ĐT. “Nhu cầu tối thiểu” thôi chứ chưa nói đến các điều kiện đầu tư ở mức cao hơn.

Trong thời gian tới, có thể khoảng cách giữa kinh phí đầu tư và qui mô còn rộng hơn vì chúng ta phải phát triển thêm các loại hình trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực của đất nước, chúng ta còn phải tiếp tục phát triển qui mô các bậc đào tạo, đặc biệt là dạy nghề.

Đối với đào tạo đại học cũng cần phải mở rộng qui mô hơn nữa: hiện chúng ta mới đạt bình quân 128 SV/1 vạn dân, trong khi mục tiêu đề ra cho năm 2005 là 140 SV và năm 2010 là 200 SV/1 vạn dân.

Nhưng mức tăng đầu tư không tương ứng với mức tăng của qui mô giáo dục là một thực trạng tất yếu, không chỉ ở Việt Nam mà của nhiều nước khác, kể cả các nước phát triển. Phần đầu tư còn lại cho giáo dục phải huy động từ xã hội. Có điều hiện công tác xã hội hóa giáo dục của ta làm còn yếu, chưa có những chính sách thu hút mạnh mẽ, phần xã hội đầu tư hỗ trợ giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng có trong dân cũng như nhu cầu phát triển của giáo dục.

* Thưa ông, mức thu học phí mới ở các cấp, bậc đào tạo đã thực hiện trong năm học 2003-2004 chưa?

- Đề án mức thu học phí mới bộ đã trình nhưng hiện Chính phủ đang yêu cầu bộ lấy thêm ý kiến đóng góp của các đơn vị có liên quan, chỉnh sửa. Với tiến độ này có thể mức thu học phí mới sẽ chưa áp dụng ngay trong năm học 2003-2004.

Trước khi ban hành, mức thu học phí mới phải được chuẩn bị, xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng vì đây là một vấn đề nhạy cảm. Với mức thu như hiện nay thì không thể nói đến việc đầu tư, nâng cao chất lượng, nhất là trong đào tạo CĐ, ĐH và sau ĐH.

Nhưng nếu tăng không hợp lý lại gây khó khăn cho một bộ phận không nhỏ con em nông thôn, các gia đình khó khăn, đối tượng chính sách. Lần tăng học phí này mức tăng sẽ không đột biến so với qui định hiện nay nhưng sẽ phần nào giải quyết được khoảng chênh lệch giữa chi phí đào tạo thực tế và mức học phí người học đóng góp.

Sau lần tăng học phí này, chúng tôi sẽ cùng với Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để điều chỉnh mức thu học phí hợp lý hơn cho cả cơ sở đào tạo và người học.

Mức thu sẽ phải gần với chi phí đào tạo hơn, tức là sẽ tiến đến có sự phân loại mức thu giữa các trường tùy theo chất lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, khoảng cách giữa mức trần và sàn của khung học phí sẽ rộng hơn.

Nhưng để không tăng thêm, ngược lại, còn phải giảm bớt sự bất công bằng trong giáo dục, không để xảy ra tình trạng chỉ người giàu mới được thụ hưởng các điều kiện giáo dục tốt, đi liền với qui định mức học phí, chúng tôi sẽ xây dựng các qui định về chính sách học bổng khuyến khích học tập, chính sách xã hội, đảm bảo điều kiện học tập cho con em các gia đình nghèo nhưng học giỏi, con em các gia đình có công với cách mạng.

* Có phải trong đề án mức thu học phí mới, việc xem xét lại qui định miễn học phí với sinh viên các trường sư phạm cũng được đặt ra? Hướng giải quyết đối với vấn đề này sẽ như thế nào, thưa ông?

- Quan điểm của chúng tôi là đã đến lúc phải xem xét lại qui định này vì đã không còn phù hợp với nhu cầu và điều kiện xã hội, hiệu quả nó mang lại không tương xứng. Đi liền với qui định miễn học phí để khuyến khích, chúng ta chưa có các hình thức chế tài cũng như biện pháp nào để ràng buộc trách nhiệm SV sư phạm sau khi tốt nghiệp phải phục vụ trong ngành.

Có không ít ý kiến đề nghị bỏ ngay qui định này. Nhưng sau khi xem xét, chúng tôi cho rằng chưa thể bỏ ngay vì vấn đề này đã được qui định trong Luật giáo dục, trong nghị quyết Trung ương 2...

Theo tôi, cần phải giải quyết vấn đề này theo lộ trình từng bước, không nên để đột ngột. Trước mắt có thể thực hiện qui định thu một phần học phí, tức là vẫn có giảm đến tối đa 50% so với mức học phí chung.

Về giải pháp lâu dài, Bộ Tài chính có đề xuất ý kiến: nên thu học phí đối với SV sư phạm theo qui định chung. Sau khi tốt nghiệp nếu SV nào phục vụ trong ngành sẽ được nhận lại toàn bộ học phí đã đóng trong thời gian học.

THANH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên