18/09/2003 14:46 GMT+7

Ba chân dung phụ nữ trong ngành CNTT Mỹ

Theo VnE - The New York Times
Theo VnE - The New York Times

Họ có điểm chung là quyết tâm khẳng định khả năng của nữ giới trong một ngành vốn luôn được coi là lĩnh vực độc tôn của phái mạnh. Đó là tiến sĩ Ellen Spertus - giáo sư ĐH Mills, Stephanie Winner - nhà thiết kế chip của Apple và Megan Smith - kỹ sư cơ học của hãng General Magic.

10 năm trước, có 3 nữ sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được tạp chí New York Times coi là những người sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành CNTT.

Ellen Spertus

dvSx9BnM.jpgPhóng to
Tiến sĩ Ellen Spertus, tác giả cuốn "Tại sao lại có ít phụ nữ làm tin học?"
Tiến sĩ Spertus, 35 tuổi, hiện là giảng viên cơ hữu về khoa học máy tính tại ĐH Mills. Cô là một trong những sinh viên ưu tú nhất tại MIT khi còn đi học và trở thành một lập trình viên giỏi lúc ra trường.

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1998, lẽ ra Spertus đã có thể bắt đầu một sự nghiệp giảng dạy tại một khoa nào đó trong viện nghiên cứu danh tiếng MIT, hay một số trung tâm công nghệ hàng đầu như Đại học Chicago, Yale và Brandeis, hoặc có thể tìm được một việc làm với thu nhập rất cao ở các doanh nghiệp.

Nhưng khi nhận được lời mời của Mills, một trường đại học nghệ thuật bé nhỏ dành cho phụ nữ tại California, cô đã từ bỏ tất cả những cơ hội trên.

Trong suốt quá trình giảng dạy tại Mills, Spertus luôn theo đuổi quyết tâm truyền thụ khoa học máy tính theo một phương pháp mà cô mong muốn rằng không chỉ chính xác, thuyết phục mà còn phải gợi mở và vun đắp cho lòng tự tin vươn lên của các học viên nữ. Cô đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích những phụ nữ trẻ tham gia vào lĩnh vực CNTT với lòng tự tin như chính cô luôn có trước các đồng nghiệp phái mạnh.

Megan Smith

hecmHysc.jpgPhóng to
Megan Smith
Năm nay 38 tuổi, Megan Smith đã chuyển từ lĩnh vực kỹ thuật sang làm quản lý tại hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến nổi tiếng Google. Cô cũng từng rất thành công trong vai trò lãnh đạo tại nhiều công ty Internet.

Người phụ nữ mảnh khảnh này có khả năng đặc biệt là truyền niềm say mê tới người khác. Cô là người có sức thuyết phục lớn nhất đối với hầu hết những đồng sự trẻ tuổi tại khu công nghệ MIT hay còn gọi là Thung lũng Silicon.

Trong thời gian làm việc tại General Magic, một công ty chế tạo máy tính di động, Megan bắt đầu chuyển dần từ lĩnh vực kỹ thuật sang làm quản lý thông qua công việc giao dịch với những doanh nghiệp đối tác.

Rời General Magic, cô chuyển sang làm việc tại PlanetOut, một website chuyên phục vụ những người đồng tính, nơi cô trở thành giám đốc điều hành năm 1998.

Sau PlanetOut, Megan làm phụ trách phát triển kinh doanh tại hãng tìm kiếm trực tuyến Google, bên cạnh một đội ngũ cộng sự gồm toàn phụ nữ chuyên về kỹ thuật.

Stephanie

oimclEPy.jpgPhóng to
Stephanie cùng chồng chăm sóc các con
39 tuổi, Stephanie đã từ một chuyên gia về chip trở thành giám đốc dự án tại nhiều công ty trong Thung lũng Silicon. Sự khan hiếm phụ nữ làm việc trong lĩnh vực thiết kế bộ vi xử lý (chiếm 6% trong tổng số nhân viên lĩnh vực này) đã ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp của cô.

Hiện nay, Stephanie là một đại diện bản quyền, chuyên phỏng vấn các nhà phát minh và lập hồ sơ đăng ký sở hữu sản phẩm trí tuệ. Cô chỉ còn phải làm việc 30 tiếng mỗi tuần so với 50 tiếng khi còn là chuyên gia thiết kế chip.

Cô không còn tiếc nhớ công việc kỹ thuật nữa và cũng không có ý định quay lại với nghề quản lý dự án mà cô cho là giống như mẹ trông con, lúc nào cũng phải đi soi xét công việc của người khác. Tuy nhiên, vẫn có một điều mà cho tới bây giờ Stephanie còn băn khoăn: đó là chưa thấy một nhà phát minh trẻ nào là nữ giới trong thế giới CNTT.

Một tương lai hứa hẹn

Cả ba người phụ nữ trên đều hiểu rằng họ chưa phải là thế hệ có thể làm cân bằng quan niệm giới trong xã hội. Những nỗ lực ở cấp độ khác nhau của họ có thể là quá nhỏ bé nhưng đều được coi là khát vọng của phụ nữ trẻ trong nỗ lực vươn lên khẳng định mình.

Megan Smith nói: “Nhìn chung, con đường sự nghiệp của phụ nữ còn nhiều chông gai. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục trèo lên đỉnh Everest và có lẽ đã đi được nửa đường”.

Còn tiến sĩ Spertus thì lại có cách tự động viên khác: “Nếu tôi cứ nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì rất dễ nản lòng. Tôi luôn nhìn vào thực tế lạc quan là hằng ngày được làm việc bên những người phụ nữ đầy phấn khởi, ham học hỏi và cầu tiến”.

Theo VnE - The New York Times

Theo VnE - The New York Times
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên