18/09/2003 08:32 GMT+7

Lại khổ vì sách!

THẠCH NHUNG
THẠCH NHUNG

TT - Hôm qua, cu út đi học về với bộ mặt méo xẹo. Chưa hỏi nó đã nhăn nhó: “Tụi con chẳng tô màu được” rồi chìa ra cuốn sách mỹ thuật lớp 3. Ôi chao, láng bóng một cách không cần thiết, vì các em sẽ phải vẽ trực tiếp những bài vẽ vào những trang để trắng trong ấy. Màu nào mà “ăn” cho nổi với độ bóng ấy chứ, trừ... bút lông.

5Z1EovAC.jpgPhóng to
Sách giáo khoa làm khổ cả học sinh lẫn phu huynh
TT - Hôm qua, cu út đi học về với bộ mặt méo xẹo. Chưa hỏi nó đã nhăn nhó: “Tụi con chẳng tô màu được” rồi chìa ra cuốn sách mỹ thuật lớp 3. Ôi chao, láng bóng một cách không cần thiết, vì các em sẽ phải vẽ trực tiếp những bài vẽ vào những trang để trắng trong ấy. Màu nào mà “ăn” cho nổi với độ bóng ấy chứ, trừ... bút lông.

Trong khi đó phần lớn mấy nhóc tiểu học luôn xài màu sáp, tiện lợi, dễ tô, lại rẻ. Tôi lấy thử màu dầu miết vào cũng không ổn, còn màu sáp thì càng trượt trên giấy đến bực cả mình. Khổ chưa, không biết có bao nhiêu em lớp 3 phải đánh vật với bài vẽ đầu tiên này nhỉ?

Đúng là phản tác dụng, lại còn buồn cười ở chỗ những sách còn lại như kỹ thuật, tự nhiên xã hội, hát nhạc... thì giấy lại ráp rịt. Quyển cần bóng thì chẳng bóng cho.

Nhân đây cũng xin nói thêm về sách lớp 7 (chương trình mới). Tôi đã phải phì cười khi nghe con gái đọc ra rả: “Bờđiaxơ đã đi vòng qua điểm cực... Cờ cô lôm bô tìm ra châu Mỹ năm 1492 và đoàn thám hiểm của Phờ Ma gien lan...”.

Cái gì thế này? Tôi mượn sách sử (trang 6) xem thử, thì ra sách viết như sau: “B.Đi-a-xơ đã đi... C.Cô-lôm-bô... Ph.Ma-gien-lan...”.

Bạn cùng học nhóm với nó lại cãi: “Cậu đọc sai rồi!” và cứ thế là: “Bê đi-a-xơ... Xê Côlômbô...”. Thấy tôi cười hoài, hai đứa cùng nhăn nhó nói: “Thà cứ để nguyên tên của mấy ổng, tụi con còn dễ nhớ hơn! Phiên âm ra loằng ngoằng quá”.

Hai đứa nó “truy” tiếp: “Mẹ đọc thử đi!”. Tôi đọc được “Cờ ríts tốp phơ” rồi ú ớ luôn vì quên béng hai ông kia rồi. Đành chạy làng bằng cách hối: “Lật phía cuối sách mà xem chú thích”. Hai đứa lật lật và ỉu xìu: “Có thấy gì đâu ạ!”. Rồi xong! Hết chuyện, mà “vấn đề” vẫn dở dang thế đấy.

Đúng thật! Thà cứ để nguyên họ tên gốc có lẽ đã ổn hơn nhiều. Nếu sợ tụi nhỏ đọc sai, chỉ việc mở ngoặc đơn bên cạnh phiên âm cách đọc, thế là yên tâm. Tôi lật thử sách địa lý và âm nhạc - mỹ thuật... tình hình cũng y như vậy. Tụi nhóc mà cứ tò mò theo kiểu “mẹ viết tên gốc này giùm con” thì chắc tôi phải... trốn mất!

THẠCH NHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên