09/10/2003 10:12 GMT+7

Hà Nội không có mùa thu?

DOÃN HƯNG
DOÃN HƯNG

TT (Hà Nội) - Một tối, tôi cùng con trai đang học lớp 5 ôn tập môn địa lý, phần khí hậu VN. Tôi dò trong sách giáo khoa, đặt câu hỏi: “Sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam của VN?”. Câu trả lời của con tôi là: “Miền Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa nắng, còn miền Bắc có hai mùa là mùa hạ và mùa đông”.

udn5fe9W.jpgPhóng to
Mùa thu Hà Nội...đã bị bỏ quên trong sách giáo khoa
TT (Hà Nội) - Một tối, tôi cùng con trai đang học lớp 5 ôn tập môn địa lý, phần khí hậu VN. Tôi dò trong sách giáo khoa, đặt câu hỏi: “Sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam của VN?”. Câu trả lời của con tôi là: “Miền Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa nắng, còn miền Bắc có hai mùa là mùa hạ và mùa đông”.

Tôi hơi ngạc nhiên, nạt cháu: “Con học bài kiểu gì vậy, xem lại bài học rồi trả lời cho đàng hoàng!”. Con tôi cầm sách đọc lại lần nữa, rồi quay lại với tôi: “Bố ơi, con trả lời giống trong sách mà!”. Lần này đích thân tôi kiểm chứng.

Trời hỡi, trong sách giáo khoa Tự nhiên & xã hội - phần 2: Địa lý và lịch sử - lớp 5, Nhà xuất bản Giáo Dục (xin lưu ý đã được tái bản lần thứ sáu), bài 3: Khí hậu, trang 11, phần “Khí hậu giữa các miền có sự khác biệt”, có đoạn như sau: “Ở miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời thường nóng và có nhiều mưa... Mùa đông trở rét và ít mưa, do có gió lạnh từ phương Bắc thổi về”.

Tôi cũng như rất nhiều người sống trong miền Nam luôn nghĩ về mùa thu như một đặc ân của thiên nhiên dành cho người Hà Nội, cái mà dân Sài Gòn chỉ được thưởng thức qua thi ca, văn học. Thế mà bây giờ người ta không còn công nhận nó nữa...

Tuy nhiên, vốn đã khá quen thuộc với những “cải cách mới” trong giáo dục, tôi cũng phải ráng suy nghĩ theo một hướng cởi mở để có thể chấp nhận cái điều mới mẻ ấy: hay là tại vì khí hậu trái đất đang thay đổi, vì hiệu ứng nhà kính... mà khái niệm bốn mùa đã trở nên lạc hậu? Hay là mùa thu Hà Nội với cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ đã mất rồi?

Tôi quyết định đọc hết phần bài học này. Nhưng khi sang trang 13, phần tóm tắt của chính bài học trên (phần in đậm) nguyên văn như sau: “Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít; hay có bão vào mùa hạ và mùa thu”.

Đến lúc này, tôi không thể nào chịu đựng được nữa! Mùa thu đã xuất hiện trở lại, trái ngược với phần trước đã phân tích! Chỉ trong vòng hai trang sách giáo khoa cùng một bài học, những kiến thức phổ thông nhất đã mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau như vậy.

Tôi xót xa nhận ra tại sao dù chỉ là một điều tưởng chừng như sơ đẳng, con tôi đã không thể nuốt nổi dù chỉ cần học thuộc lòng! Tôi gọi điện ngay cho giáo viên của lớp yêu cầu giải thích. Cô giáo của con tôi, có lẽ cũng đã nhận ra điều bất ổn đó từ trước, chỉ vắn tắt như sau: có lẽ để đơn giản hóa vấn đề nên người soạn sách chỉ nói tới hai mùa hạ và đông (?!), nhưng trong lớp cô vẫn giảng bốn mùa.

Đây không phải là một lỗi về in ấn hay lỗi chính tả, do đó tôi không thể giải thích bằng cách nào những người chịu trách nhiệm lại có thể cho ra đời nội dung sách giáo khoa khó hiểu như vậy!

DOÃN HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên