23/09/2003 09:16 GMT+7

Xe buýt với học sinh, sinh viên: quá "oải" !

<FONT color=#000000>N.ẨN</FONT> </FONT></FONT>
N.ẨN

TT (TP.HCM) - Nhằm thu hút người dân, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên (HSSV) đi lại bằng xe buýt, UBND TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi bằng cách bù lỗ, hỗ trợ giá vé... để các đơn vị yên tâm phục vụ “thượng đế” của mình. Thế nhưng HSSV nào bước lên xe buýt cũng đều thấy...

RmqcHCEz.jpgPhóng to

Cảnh quá tải thường thấy trên tuyến xe buýt Lê Hồng Phong - ĐH Nông lâm

TT (TP.HCM) - Nhằm thu hút người dân, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên (HSSV) đi lại bằng xe buýt, UBND TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi bằng cách bù lỗ, hỗ trợ giá vé... để các đơn vị yên tâm phục vụ “thượng đế” của mình. Thế nhưng HSSV nào bước lên xe buýt cũng đều thấy...

"Oải” vì xe buýt...

Tại điểm đón xe buýt tuyến Lê Hồng Phong - Thủ Đức nằm sát chân cầu vượt Văn Thánh vào trưa 18-9-2003, hai chị em Nguyễn Thị Thúy (ngụ phường An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai, đang theo học Trường ĐH dân lập Văn Hiến) cho biết đón xe buýt còn lâu hơn xe “dù”.

Thật vậy, chỉ đứng chưa đầy 20 phút có cả chục xe “dù” xuất hiện. Xe dù giá cũng chỉ “cứng” hơn xe buýt 1.000- 2.000 đồng.

Trong khi đó bạn Dương Hoàng Giang, SV năm 2 ngành nông học Trường ĐH Nông lâm, cho biết để phòng ngừa tình trạng kẹt xe hoặc xe bị hỏng hóc dọc đường, Hưng phải đón xe từ 5g30 mỗi ngày.

sz2pOgF4.jpgPhóng to

Học sinh sinh viên đứng chờ xe buýt

Mặt khác, nơi ở của một số bạn sinh viên cách xa điểm đón xe buýt, các bạn không chỉ thức dậy sớm hơn mà còn phải tốn thêm tiền gửi xe. Tuy vậy nhiều bạn SV tỏ ra bất bình vì mặc dù đi rất sớm nhưng khi lên xe vẫn... bị đứng và nhồi nhét như “cá mòi” suốt tuyến đường.

Bạn Lê Tấn Hưng, ngụ đường Âu Dương Lân, P.3, Q.8, kể: “Trong suốt hành trình dài gần 2 giờ từ bến xe quận 8 đến làng đại học Thủ Đức, vào những giờ cao điểm SV đi lại nhiều, việc phải chịu đứng là điều thường xuyên”.

Bạn Bùi Long Hiếu, SV năm 1 khoa ngữ văn Trường ĐHKH-XH& NV, không nén được bức xúc: “Mang tiếng xe 52 chỗ ngồi nhưng hầu như chuyến nào tôi đi cũng bị nhồi nhét không dưới 80 người, thậm chí có bữa lên đến cả trăm người khiến cửa lên xuống không đóng lại được”.

Hàng trăm con người phải đứng ngồi chen chúc mà cửa sổ lại không được mở nên tất cả phải... trân người chịu đựng không khí oi bức, ngột ngạt kinh khủng và không ai có thể biết được nếu xảy ra tai nạn thì sẽ như thế nào?

Sẽ xử lý đơn vị, cá nhân làm chậm dự án xe buýt đưa rước công nhân, sinh viên học sinh

UBND TP.HCM đã yêu cầu giám đốc Sở Tài chính - vật giá và tổng giám đốc Quĩ Đầu tư phát triển đô thị TP.HCM giải quyết ngay thủ tục cấp vốn cho Công ty Xe khách Sài Gòn thực hiện dự án đầu tư mới 200 xe buýt vận chuyển đưa rước công nhân, học sinh, sinh viên và bổ sung giải tỏa hành khách đi xe đò trong dịp tết. Nếu giải quyết chậm trễ, lãnh đạo hai cơ quan trên phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo qui định.

Được biết từ tháng 5-2003, UBND đã giao hai cơ quan trên việc cấp vốn từ nguồn thu phát hành trái phiếu đô thị của TP.HCM dưới hình thức ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất vay. Thế nhưng đến nay các cơ quan trên vẫn chưa làm xong thủ tục.

Bạn Phạm Thiên Ân, SV năm 1 khoa cơ khí Trường ĐH Nông lâm, nói thêm: “Nhiều tân SV lần đầu tiên đi xe buýt, nếu không biết hoặc đi sai tuyến mà hỏi thì sẽ bị... ăn chửi như chơi”.

Đặc biệt, đối với các SV khuyết tật, sử dụng xe buýt, lẽ ra đơn vị vận tải hành khách công cộng phải ưu tiên, phục vụ chu đáo thì một số xe buýt lâu lâu vẫn bỏ rơi họ...

Bạn Trịnh Đình Huynh, SV năm 2 khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên, bị liệt hai chân, kể: “Có hôm đứng chờ xe nhưng xe lại chẳng chờ mình, hoặc có xe rước thì xe đó lại quá chật, nếu lên xe mà... bị đứng còn chết nữa!”.

Không ít SV cho rằng: “Đi xe máy sướng hơn lại không phải nghe nhiều lời chửi bới tục tĩu của một số phụ xe khi làm “nhiệm vụ”... dẹp đường”.

Sao cho sinh viên “kết” xe buýt?

Chúng tôi đã trao đổi với bà Tống Thị Thu Thanh, phó chủ nhiệm HTX Quyết Thắng, đơn vị được UBND TP.HCM ủy nhiệm khai thác tuyến số 6 (Lê Hồng Phong - Thủ Đức) và tuyến số 8 (bến xe quận 8 - Thủ Đức), chuyên đưa đón SV từ nội thành ra học ở làng đại học Thủ Đức và được biết ban chủ nhiệm HTX đã nhận được thư góp ý của một số SV.

HTX đã gửi công văn đề xuất với Sở Giao thông công chánh để tăng thêm 20 chuyến/ngày, đồng thời rút ngắn khoảng cách chạy từ 3 - 5 phút/ chuyến xuống còn 3 phút/hai chuyến trong giờ cao điểm (SVHS đi lại nhiều).

Mặt khác để hành khách được phục vụ tốt hơn, HTX đã và đang mở lớp tập huấn kỹ năng phục vụ hành khách cho nhân viên, đồng thời lập đường dây nóng để hành khách phản ánh kịp thời thái độ đối xử của nhân viên đối với hành khách.

Anh Huỳnh Kim Tùng, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐHKH-XH&NV, cho biết trường sẽ kiến nghị lên ban lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM xin cấp kinh phí để mua xe buýt phục vụ riêng cho SV đang theo học tại làng đại học Thủ Đức, của các trường thành viên trong hệ thống ĐH Quốc gia hoặc tổ chức tuyến riêng dành cho SV theo mô hình khép kín mà Trường ĐH Kinh tế đang áp dụng: đưa đón SV từ ký túc xá 135B đến Trường ĐHKH-XH&NV - Trường Đại học Kinh tế - Trường ĐH Khoa học tự nhiên - trở về điểm xuất phát.

N.ẨN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên