08/10/2003 07:11 GMT+7

Kiếm tiền trên những đôi mắt người mù

V.T
V.T

TT - Ba bác sĩ (BS) và sáu y sĩ (YS) Trạm mắt Nghệ An lợi dụng mổ mắt nhân đạo để bán hàng trăm nhân mắt (thủy tinh thể nhân tạo) ngoài luồng cho người mù nghèo với giá cắt cổ. Cùng lúc họ lập hơn 100 bộ hồ sơ giả để hưởng chế độ bồi dưỡng cho từng ca mổ... Chúng tôi đã lần theo những tuyến mổ từ năm 2001 đến nay của các y - bác sĩ này...

MXsz72Fg.jpgPhóng to

Bà cụ Hoàng Thị Định (mẹ liệt sĩ) thay nhân 500.000đ nhưng mắt vẫn lờ mờ

TT - Ba bác sĩ (BS) và sáu y sĩ (YS) Trạm mắt Nghệ An lợi dụng mổ mắt nhân đạo để bán hàng trăm nhân mắt (thủy tinh thể nhân tạo) ngoài luồng cho người mù nghèo với giá cắt cổ. Cùng lúc họ lập hơn 100 bộ hồ sơ giả để hưởng chế độ bồi dưỡng cho từng ca mổ... Chúng tôi đã lần theo những tuyến mổ từ năm 2001 đến nay của các y - bác sĩ này...

Lần theo tuyến mổ

Tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện miền núi Anh Sơn, BS chuyên khoa mắt Ng. Kh. được phân công phối hợp với đoàn công tác đi mổ tại ba điểm từ ngày1 đến 4-6-2003 cho biết: “Kíp mổ gồm BS Lê Văn Tùng (phẫu thuật viên, trưởng đoàn), BS Hồ Bích Nghi và hai YS Hoàng Hoài Ân, Nguyễn Văn Phú. Mỗi ca mổ bệnh nhân phải nộp 50.000đ bồi dưỡng. Một số ca còn bị thu 500.000đ/nhân mắt".

Sau đợt thí điểm yên ổn ở Anh Sơn, đoàn công tác quay về huyện Đô Lương. Do huyện đông dân hơn nên Trạm mắt bố trí hai kíp mổ tại mười điểm, bắt đầu từ ngày 5 đến 16-6-2003.

Kíp một do BS Tùng làm trưởng đoàn cùng BS Nghi và hai YS Trần Thị Liêm, Lê Thúy Lan. Kíp hai gồm thạc sĩ Nguyễn Văn Khang - trưởng đoàn và YS Đặng Thị Sen, y tá Nguyễn Thị Mạo.

Ui0Omo6g.jpgPhóng to

Nhân mắt Hãng Alcon được tính giá 800.000 đồng

BS chuyên khoa mắt Ch. L. ở TTYT Đô Lương cho biết: “Ở Đô Lương mỗi bệnh nhân đóng 20.000đ tiền bồi dưỡng YS -BS. BS Tùng mổ cho 100 người, trong đó chỉ có tám ca miễn phí, còn lại 92 ca thu 500.000-800.000đ/nhân mắt”.

Tuy nhiên, tài liệu tại Công an Đô Lương chứng minh: “Tổng số hồ sơ bệnh nhân thay nhân mắt là 209 người. Trong đó chỉ có 30 người được thay mắt miễn phí (nhân đạo), còn lại 179 ca phải đóng tiền!”.

Tại TTYT huyện Yên Thành, BS chuyên khoa mắt Nguyễn Đức Ngân cho rằng chỉ có 132 ca được mổ tại 9 điểm, trong đó 83 ca miễn phí, 47 ca còn lại thuộc diện “mổ thường, không có chuyện bán mắt lấy tiền như ở Đô Lương”.

Vậy mà tại buổi làm việc sáng 30-9, BS Trần Ngọc Hạnh - phó giám đốc TTYT huyện Yên Thành - đã khẳng định: “Việc bán nhân mắt là có, vì vậy mới xảy ra một vụ kiện...”.

“Kế hoạch 3” và 107 bộ hồ sơ giả

kZw9plMx.jpgPhóng to
l 107 bộ hồ sơ giả đã bị công an phát hiện
Công văn số 201/CV-SYT “về việc cấp thủy tinh thể” của Sở Y tế Nghệ An do ông Phạm Ứng, (nguyên giám đốc) ký ngày 5-3-2001 có đoạn viết: “Ngoài những bệnh nhân độc thân, bệnh nhân quá nghèo, gia đình chính sách, các đối tượng khác muốn thay thủy tinh nhân tạo thì phải mua”.

Công văn này không đề cập tới việc ai là người bán nhân mắt, ai chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng nhân mắt để thay cho bệnh nhân? Có mấy loại nhân mắt? Giá mỗi nhân bao nhiêu tiền?...

Từ công văn này, kíp của BS Tùng, BS Khang và một số YS, BS Trạm mắt Nghệ An như được “bật đèn xanh” đã liên tục “đánh quả” theo “kế hoạch 3”, nghĩa là kết hợp mổ mắt nhân đạo với dịch vụ bán nhân mắt với giá mà nhiều người cho là cắt cổ.

Toàn bộ nhân mắt này do các YS, BS tự mua ở Hà Nội. Nhân mắt Hãng Alcon có hai loại giá 390.000đ và 500.000đ nhưng bệnh nhân phải trả 800.000đ/nhân. Loại Fred Hollows mua 190.000đ, người bệnh trả 500.000đ/nhân. Số tiền thu do bán nhân mắt không có biên lai.

Chiều 5-9, trao đổi những vấn đề này với PV Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Phúc - giám đốc Sở Y tế - cho biết: “Tôi mới về sở (thay ông Ứng nghỉ hưu - PV) được hai tháng. Dư luận về rạm mắt là có thật”.

Hiện ông Nguyễn Huy Hàn đã thôi chức trạm trưởng trạm mắt (đã bị Sở Y tế kỷ luật cảnh cáo toàn ngành vì tội buông lỏng quản lý).

Tháng 6-2003 ông Hàn xin chuyển về làm giáo viên Trường Y tế Nghệ An nhưng trường này không chấp nhận, nay đang làm nhân viên. BS Tùng hiện bị đình chỉ mổ và ngừng đi tuyến. BS Khang vừa mới bị phát hiện nhiều sai phạm tương tự BS Tùng nhưng chưa kịp xử lý kỷ luật. Hai BS khác ở TTYT huyện Đô Lương đã tự nguyện nộp 4,5 triệu đồng từ tiền bán nhân mắt cho cơ quan công an.

Đã bán giá như vậy nhưng không phải ai cũng được sáng mắt. Có bệnh nhân thuộc diện chính sách bỏ tiền ra để thay nhưng đến nay mắt vẫn cứ lù mù.

Chúng tôi về xóm 1, xã Tân Sơn, huyện Đô Lương hỏi chuyện cụ Hoàng Thị Định, 82 tuổi (mẹ liệt sĩ), người trước khi bước vào phòng mổ được BS hỏi: “Thay mắt 500.000đ hay 800.000đ?”. Cụ Định bảo: “Tôi già rồi, con cháu góp được từng này, xin thay mắt 500.000đ”. Ba tháng sau, mắt cụ bà mờ vẫn hoàn mờ.

Người cùng đi thay mắt với cụ Định là cụ Nguyễn Thị Thiểu (vợ liệt sĩ) ở xóm 2 cùng xã, nghe nói cụ Định thay mắt 500.000đ không sáng nên thay nhân mắt 800.000đ. Đến nay mắt cụ Thiểu cũng chẳng hơn gì mắt cụ Định.

Đen đủi nhất là ông Nguyễn Văn Định ở xóm 5 xã Hợp Thành thay mắt giá 500.000đ của BS Tùng (năm 2002) nay bị mù hẳn.

Bốn cụ Nguyễn Thị Kha, Nguyễn Thị Quý, Nguyễn Thị Hoan, Nguyễn Thị Mai ở xóm Hóc Me, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành phản ảnh: “Chúng tôi là những hộ nghèo được xã chứng nhận đúng tiêu chuẩn được thay mắt nhân đạo hẳn hoi nhưng khi phẫu mổ (5-2001) vẫn phải nộp 250.000đ/nhân mắt”...

Một nguồn tin khác từ cơ quan công an cho biết cùng với việc “bán nhân mắt ào ào”, tại Đô Lương có tới 107 bộ hồ sơ giả mạo do các YS, BS làm để hưởng chế độ bồi dưỡng 33.000đ/ca.

Thủ thuật làm hồ sơ giả rất đơn giản: chỉ cần photo giấy chứng nhận hộ nghèo, bản cam đoan của người được mổ kèm theo một bệnh án, sau đó tẩy dấu của tên bệnh nhân thật là... xong.

V.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên