12/09/2003 16:06 GMT+7

Phim, kịch thiếu nhi: kịch bản hiếm, nhuận bút "bèo"!

Theo VnE 
Theo VnE 

"Có lý nào một kịch bản sân khấu nói chung có thể được hưởng nhuận bút cỡ hai chục triệu đồng, trong khi viết một kịch bản cho thiếu nhi, cao lắm tác giả cũng chỉ được trả khoảng 10 triệu?", nghệ sĩ Lan Hương (nhà hát Tuổi Trẻ) nhấn mạnh câu hỏi này tại hội thảo "Vì một nền nghệ thuật phục vụ thiếu nhi VN" hôm 10 -9 vừa qua.

55NFdeeM.jpgPhóng to

Cảnh trong vở Trận chiến giữa rừng xanh (đạo diễn NSƯT Lan Hương).

"Có lý nào một kịch bản sân khấu nói chung có thể được hưởng nhuận bút cỡ hai chục triệu đồng, trong khi viết một kịch bản cho thiếu nhi, cao lắm tác giả cũng chỉ được trả khoảng 10 triệu?", nghệ sĩ Lan Hương (nhà hát Tuổi Trẻ) nhấn mạnh câu hỏi này tại hội thảo "Vì một nền nghệ thuật phục vụ thiếu nhi VN" hôm 10 -9 vừa qua.

Ngoài nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng khan hiếm sáng tác cho thiếu nhi là chế độ đãi ngộ thấp, theo nghệ sĩ Lan Hương, còn có một nguyên nhân khác là sự thiếu vắng các trại sáng tác kịch bản riêng cho thiếu nhi (dù hằng năm từ Hội Nghệ sĩ sân khấu VN tới các hội văn nghệ địa phương vẫn đều đặn mở hàng chục trại viết khác nhau).

Viết kịch cho thiếu nhi thì ít tiền, dựng kịch cho thiếu nhi xem ra cũng chẳng hơn gì. "Kịch bản thì yếu, diễn viên thì đa phần ngao ngán khi phải đóng kịch thiếu nhi", Lan Hương nói tiếp.

Theo đạo điễn Phạm Nhuệ Giang (Hãng phim truyện VN), thời bao cấp, với số lượng trên 10 phim/năm, Hãng phim truyện VN luôn có 1 phim dành cho thiếu nhi, nổi bật là các phim của đạo diễn Khánh Dư như Mẹ vắng nhà, Đàn chim trở về...

Tuy nhiên hiện nay, với số lượng ít ỏi 3-4 phim/năm, chỉ tiêu làm phim cho thiếu nhi của hãng không còn được như trước. Phải 5-10 năm mới có 1 phim cho thiếu nhi... Vì thế, trẻ em bây giờ hầu như không hiểu biết nhiều về nghệ thuật điện ảnh, cũng không phân biệt được phim điện ảnh và phim truyền hình.

Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp..., các nhà sản xuất phim không cần đợi đến chính sách của nhà nước mà vẫn luôn có các dự án lớn về phim thiếu nhi như Ở nhà một mình, Harry Potter...

Còn điện ảnh VN, dù đang được xã hội hoá, tức là đã có những xưởng phim tư nhân ra đời, nhưng kinh doanh điện ảnh vẫn là một nghề rất khó.

Theo VnE 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên