02/10/2003 09:54 GMT+7

Qui định độc quyền dược phẩm là không hợp pháp!

QUỐC VINH (TP.HCM)
QUỐC VINH (TP.HCM)

TT - Sau khi đọc bài “Giá thuốc cao: lỗi tại ai?”, chúng tôi - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá thuốc - rất bức xúc. Về nguyên tắc, các công ty đa quốc gia không có quyền ngăn cản và can thiệp vào quá trình lưu thông, phân phối sản phẩm một khi sản phẩm đó đã được đưa ra thị trường một cách hợp pháp (không phải hàng giả).

uWIFpdkv.jpgPhóng to
TT - Sau khi đọc bài “Giá thuốc cao: lỗi tại ai?”, chúng tôi - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá thuốc - rất bức xúc. Về nguyên tắc, các công ty đa quốc gia không có quyền ngăn cản và can thiệp vào quá trình lưu thông, phân phối sản phẩm một khi sản phẩm đó đã được đưa ra thị trường một cách hợp pháp (không phải hàng giả).

Khái niệm này còn được gọi là “cho phép nhập khẩu song song”. Có điều khái niệm mà tôi đề cập ở đây liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nó có ý nghĩa bao quát và rộng hơn nhiều so với khái niệm “nhập khẩu song song” mà trước nay ngành y tế vẫn hay sử dụng trong việc cấp phép nhập khẩu thuốc chữa bệnh.

Cụ thể, tại điều 52 qui định về “các hành vi không thuộc độc quyền của chủ sở hữu công nghiệp” trong nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 (được sửa đổi bổ sung bằng nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1-2-2001) của Chính phủ qui định chi tiết về sở hữu công nghiệp, đã qui định rõ chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không có quyền yêu cầu xử lý, khởi kiện đối với người thứ ba “sử dụng sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng (theo hợp đồng lixăng), đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài”.

Chính bằng qui định “kể cả thị trường nước ngoài” này, Nhà nước ta đã chấp nhận và cho phép các hoạt động nhập khẩu song song. Cần nói rõ thêm rằng hiện nay hầu hết các nước nghèo, chủ yếu là nhập khẩu, đều chấp nhận qui chế “cho phép nhập khẩu song song” nhằm tạo cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội mua sản phẩm giá cả cạnh tranh chứ không phải giá độc quyền.

Rõ ràng qui định “cho phép nhập khẩu song song” vì thế rất không được các nước giàu, các nước chủ yếu sản xuất ra hàng hóa, ủng hộ. Và trên thực tế Luật sở hữu công nghiệp các nước giàu hiện nay đều không cho phép “nhập khẩu song song”, chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của các công ty đa quốc gia của họ.

Bởi lẽ nếu khống chế được nguồn hàng nhập khẩu, họ hoàn toàn chủ động trong việc áp đặt giá cả cho cùng một sản phẩm ở những thị trường khác nhau với mức giá khác nhau (các thương nhân muốn mua hàng từ thị trường này để nhập vào thị trường khác phải có sự đồng ý của họ).

Như vậy phải chăng thông tư số 06/BYT ngày 23-4-2001 của Bộ Y tế là trái với qui định cho phép nhập khẩu song song tại nghị định 63/CP (được sửa đổi theo nghị định 06/2001/ND-CP) của Chính phủ, và nếu vậy việc tồn tại của nó từ lâu nay là bất hợp pháp, bởi ai cũng biết hiệu lực thông tư của một bộ không thể cao hơn nghị định của Chính phủ.

Bỏ qua các qui định pháp lý nêu trên, tôi cho rằng việc Bộ Y tế gần như không có động thái gì trong việc can thiệp bình ổn giá thuốc là rất khó hiểu. Bởi nhiệm vụ chính của bộ là quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, trong đó đặc biệt quan trọng là nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng.

Nay giá thuốc đang ở mức cao, vượt xa ngoài tầm tay của đại bộ phận dân chúng có nhu cầu sử dụng thuốc để chữa trị, thì Bộ Y tế lại hoàn toàn bất lực và không có giải pháp, kiến nghị nào để tháo gỡ, nếu không nói ngược lại là làm trầm trọng thêm tình hình như thông tư về niêm yết giá dược phẩm gần đây.

QUỐC VINH (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    \u201cGi\u00e1 thu\u1ed1c cao: l\u1ed7i t\u1ea1i ai?\u201d, ch\u00fang t\u00f4i - nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi ch\u1ecbu \u1ea3nh h\u01b0\u1edfng tr\u1ef1c ti\u1ebfp t\u1eeb gi\u00e1 thu\u1ed1c - r\u1ea5t b\u1ee9c x\u00fac. V\u1ec1 nguy\u00ean t\u1eafc, c\u00e1c c\u00f4ng ty \u0111a qu\u1ed1c gia kh\u00f4ng c\u00f3 quy\u1ec1n ng\u0103n c\u1ea3n v\u00e0 can thi\u1ec7p v\u00e0o qu\u00e1 tr\u00ecnh l\u01b0u th\u00f4ng, ph\u00e2n ph\u1ed1i s\u1ea3n ph\u1ea9m m\u1ed9t khi s\u1ea3n ph\u1ea9m \u0111\u00f3 \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111\u01b0a ra th\u1ecb tr\u01b0\u1eddng m\u1ed9t c\u00e1ch h\u1ee3p ph\u00e1p (kh\u00f4ng ph\u1ea3i h\u00e0ng gi\u1ea3)." />