18/09/2003 11:07 GMT+7

Cứ 1.000 lao động, có gần 19 người bị tai nạn lao động

Đ.HƯNG<BR>
Đ.HƯNG

TT (TP.HCM) - Ngày 17-9, tại hội thảo “công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động trong khu công nghiệp” do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn Lao động VN đã tổ chức. Tại hội nghị, PGS-TS Lê Vân Trình - viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cho biết: thực trạng tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) đang rất xấu, nghiêm trọng và có xu hướng tăng thêm.

lBdsoKPA.jpgPhóng to
Công nhân Nguyễn Thị Lưu, 20 tuổi, bị phỏng khi đang khuấy keo tại Công ty Pou Yuen VN, đang được chăm sóc tại khoa phỏng - Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 16-6-2003
TT (TP.HCM) - Ngày 17-9, tại hội thảo “công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động trong khu công nghiệp” do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn Lao động VN đã tổ chức. Tại hội nghị, PGS-TS Lê Vân Trình - viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cho biết: thực trạng tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) đang rất xấu, nghiêm trọng và có xu hướng tăng thêm.

Về vấn đề này, ngay cả những con số thống kê chính thức được công bố cũng không chính xác. Theo ông Trình, con số thống kê năm năm (1996-2001) trong cả nước cho thấy tần suất TNLĐ trung bình là 2,17. Thế nhưng theo kết quả điều tra, khảo sát của viện tại 1.017 cơ sở sản xuất trong cả nước thì tần suất là 18,75.

Có nghĩa là cứ 1.000 lao động có tới gần 19 người bị TNLĐ, cao hơn con số được công bố tới 8,7 lần. Cũng theo kết quả thống kê, năm 2002 cả nước có 17.416 người lao động mắc BNN được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (trên thực tế những người bị mắc BNN chưa giám định còn lớn hơn rất nhiều).

Cho tới nay đã có khoảng 350.000 lao động bị mất sức lao động, phải bỏ công việc trông chờ vào trợ cấp; mỗi năm Bảo hiểm xã hội VN đưa thêm vào danh sách trợ cấp TNLĐ và BNN khoảng 20.000 lao động... Trong số người mắc BNN, đáng lưu ý là tỉ lệ bị bệnh bụi phổi silic chiếm đến 41,7%.

Theo nghiên cứu của viện, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Trong đó quan trọng nhất là vai trò quản lý nhà nước chưa được phát huy đúng mức, xử lý thiếu nghiêm minh, dẫn tới việc chấp hành pháp luật, chế độ bảo hộ lao động (BHLĐ) còn lỏng lẻo.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: điều kiện và môi trường lao động trong nhiều ngành sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, hộ công nghiệp không đảm bảo; việc thực hiện các chế độ chính sách về BHLĐ vẫn còn nhiều vi phạm, thậm chí có nơi và có lúc rất nghiêm trọng (doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không quan tâm tới vấn đề BHLĐ, thậm chí bắt lao động làm việc trong môi trường mất an toàn dẫn tới TNLĐ, BNN, tăng ca, làm quá sức, thiếu thiết bị bảo hộ...); hệ thống tổ chức quản lý về BHLĐ còn phân tán, chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ...

Đ.HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên