16/09/2003 22:21 GMT+7

Thái Bình nước vẫn tràn đồng

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TT (Thái Bình) - Hai đợt mưa lớn kéo dài suốt một tuần lễ (từ 7 đến 14-9-2003) được gọi là “lịch sử” trong 50 năm của tỉnh Thái Bình đã gây ngập úng trên toàn tỉnh. Cho đến thời điểm này, cuộc sống và mọi sinh hoạt của hàng vạn hộ dân, nhất là người dân ở những vùng trũng thuộc các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư... vẫn đang bị tê liệt do ngập úng.

OVAWBQWD.jpgPhóng to

Đến chiều 15-9, nước vẫn còn ngập úng ở hầu hết các thôn của xã Quốc Tuấn

TT (Thái Bình) - Hai đợt mưa lớn kéo dài suốt một tuần lễ (từ 7 đến 14-9-2003) được gọi là “lịch sử” trong 50 năm của tỉnh Thái Bình đã gây ngập úng trên toàn tỉnh. Cho đến thời điểm này, cuộc sống và mọi sinh hoạt của hàng vạn hộ dân, nhất là người dân ở những vùng trũng thuộc các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư... vẫn đang bị tê liệt do ngập úng.

Vét bùn cho học sinh đến lớp

Trên đường từ thị xã về huyện Kiến Xương, Tiền Hải, hai trong số tám huyện thị của Thái Bình bị ngập nặng nhất, nhà cửa và đồng ruộng của dân ở hai bên đường vẫn ngập trong nước. Nhiều đoạn đường liên xã, liên huyện đã bị sạt lở, lún nứt.

“Rất may - theo ông Phạm Anh Đức, chủ tịch UBND huyện Kiến Xương - cho đến thời điểm này (ngày 16-9) toàn huyện vẫn chưa thấy có dấu hiệu của dịch bệnh. Mọi hoạt động dân sinh đã trở lại bình thường”.

q7EDTsWL.jpgPhóng to

Lão nông Trần Văn Nhuận xách vợt theo đám thanh niên trong làng ra trạm bơm An Quốc vớt cá

Ngay trong khi nước lên, Sở Y tế Thái Bình đã chuyển thuốc men phòng dịch, thuốc để tẩy trùng làm sạch nguồn nước cũng như hướng dẫn cán bộ y tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh xảy ra trong khi nước lên và nước rút.

Trong những ngày mưa lớn, toàn bộ các phòng khám và phòng điều trị của khoa nội trung tâm y tế huyện bị dột, tất cả nhân viên y tế và bệnh nhân phải di chuyển. Đến sáng hôm qua thì toàn bộ khoa nội đã được chuyển lại về trung tâm y tế huyện.

Điều chúng tôi băn khoăn không biết mưa ngập như thế học sinh có đến trường học được không. Ông Đức bảo: “Ngay sau đợt mưa, mười trường học trên địa bàn huyện đã phải đóng cửa cho học sinh nghỉ học bởi nước dâng ngập vào tận lớp học”.

Mười trường học này đều rơi vào số các lớp học nhà cấp bốn. Ngay sau khi nước bắt đầu rút, cứ rút đến đâu, giáo viên, phụ huynh học sinh lại nạo vét bùn, làm vệ sinh, tẩy trùng đến đó và theo ông Đức: “Chỉ sau 4-5 ngày phải nghỉ học, đến 12-9 tất cả học sinh phổ thông của 10 trường bị ngập đã đến trường trở lại và đến ngày 14-9 thì 100% học sinh, từ lớp mẫu giáo, cũng đã đến trường”.

Chỉ còn một công việc: bắt cá!

Đã hai hôm nay, kể từ khi trời ngưng mưa, ông Trần Văn Nhuận (62 tuổi, xã Quốc Tuấn, Kiến Xương) không biết làm gì hơn là cầm chiếc vợt theo đám thanh niên trong làng ra trạm bơm An Quốc và các con mương nội đồng của xã để vớt cá.

Hằng năm, vào dịp lúa trổ đòng, chắc bông như thời điểm này, ông cũng như hàng ngàn người dân trong xã đang ngập đầu bận rộn với đồng lúa. Vậy mà nay hơn một mẫu lúa mùa đã trổ đòng, chắc bông của vợ chồng ông đã ngập úng hết cả.

Bây giờ nhiều người ở Thái Bình chỉ còn có công việc... đi bắt cá. Bởi cá nhiều vô kể, cá từ 23ha ao, đầm của xã; cá từ hơn 800ha ao, đầm của toàn huyện bị vỡ đập, tràn bờ ào hết ra các mương máng, ruộng đồng. Mà tất cả đều là cá, tôm gần đến ngày thu hoạch.

Chính vì cá nhiều mà gần như nhà nào trong xã cũng có người ra đồng vớt cá. Đến già cả như ông Nhuận chỉ với chiếc vợt con con mà hai ngày qua cũng vớt được hơn 1 tạ cá các loại.

Bắt được nhiều cá có vui chút đấy nhưng lại buồn ngay đấy vì “cá bắt được nhiều cũng chẳng làm gì”. Mọi khi cá 12.000-18.000 đồng/kg thì nay 2.000 đồng/kg cũng chẳng có ai mua. Không bán được, ăn cũng chẳng hết, nhưng do chẳng còn việc nào khác nên người dân vẫn chỉ biết ra đồng bắt cá về phơi khô hoặc cho vào vại muối để lợn ăn dần.

Khi chúng tôi có mặt tại Kiến Xương thì 100% máy bơm ở tám trạm và các hệ thống cống tiêu thoát nước đều đã làm việc hết công suất 24/24 từ suốt ngày 12-9 đến nay.

Mức nước đã tụt xuống được 25-35cm. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý nước và công trình thủy lợi Thái Bình Đỗ Như Hồng cho rằng cũng phải ít nhất từ một tuần đến 10 ngày nữa Thái Bình mới “đổ được hết nước đi”.

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên