03/10/2003 07:19 GMT+7

Để nhà nông có ruộng cày

MIÊN HẠ - DƯƠNG THẾ HÙNG
MIÊN HẠ - DƯƠNG THẾ HÙNG

TT - Trong hai kỳ trước, Tuổi Trẻ đã nêu và phân tích hiện trạng nông dân mất đấtnhững ông chủ đất mới. Mất đất dẫn đến đói nghèo. Để nông dân thoát khỏi ngưỡng nghèo (tiêu chí 100.000 đồng/tháng) thì mỗi nông dân ít nhất phải có trong tay 1,5 công đất (dẫn theo nguồn: MDPA).

uZ8JA5db.jpgPhóng to

Nếu có nguồn quĩ đất đúng khả năng lao động, người nông dân vẫn có thể vươn lên làm giàu ngay chính trên mảnh ruộng của mình

TT - Trong hai kỳ trước, Tuổi Trẻ đã nêu và phân tích hiện trạng nông dân mất đấtnhững ông chủ đất mới. Mất đất dẫn đến đói nghèo. Để nông dân thoát khỏi ngưỡng nghèo (tiêu chí 100.000 đồng/tháng) thì mỗi nông dân ít nhất phải có trong tay 1,5 công đất (dẫn theo nguồn: MDPA).

Đất: sự sống còn của nhà nông!

Qua điều tra về thực trạng sử dụng đất “tự túc” trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau đã ra quyết định (17/QĐ-CTUB) thu hồi đất và thanh lý hợp đồng liên doanh, liên kết và hợp đồng giao khoán đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Các trường hợp không trực tiếp sản xuất, không có phương án sản xuất sẽ được thu hồi toàn bộ.

Cũng theo quyết định này, UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy và lãnh đạo các cơ quan tiến hành kiểm điểm và xử lý hình thức kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên không chấp hành... Đất thu hồi sẽ được cấp lại cho những hộ nông dân không đất.

Ông Kiều Công Trứ, chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành, An Giang, kể: “Đối với nông dân, hãy giao đủ đất, đủ tư liệu sản xuất rồi sẽ thấy họ biết cách làm giàu!

Với lực lượng 2.000 hộ nông dân trắng tay xung phong đi mở đất hoang ở các vùng kinh tế mới Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Tân Phú..., họ đã biến một vùng đất hoang vu thành vùng lúa cao sản hai vụ, rồi ba vụ, năng suất bình quân từ 1,2 tấn (1984) lên gấp mười lần: 12 tấn (2002), thậm chí một số hộ đã làm tới 15 tấn/năm. Thu nhập bình quân ở đây từ 3,3 tấn lúa/người/năm”.

Ông Trịnh Văn Lên - phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời - cho biết: “Bước đầu tiên của chủ trương cấp đất cho nông dân không đất đã được khởi động. Trước mắt chúng tôi đã xét duyệt cho 129/200 hộ nông dân trong huyện không đất được tái định cư, hỗ trợ thêm điện, nước sinh hoạt và nhà ở. Trong thời gian chờ cấp đất, chúng tôi hỗ trợ 500m2 đất để bà con tự túc...”.

Còn tại Bạc Liêu, UBND tỉnh đã chỉ đạo thu hồi toàn bộ đất “tự túc” trên địa bàn tỉnh. UBND các xã chỉ được giữ lại quĩ đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu công ích (theo điều 45 của Luật đất đai).

Các quĩ đất thu hồi này sẽ được lên kế hoạch giao cho các hộ nông dân không đất hoặc thiếu đất. Còn tại huyện Vĩnh Lợi, đất “tự túc” của phòng TC-KH huyện, văn phòng UBND huyện, huyện đội (hơn 762ha) và đất của Công ty Vĩnh Hậu (1.130ha) UBND tỉnh đã chỉ đạo điều tra, lập phương án giải quyết.

Ông Lê Trung Tiến - phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu - bức xúc nói: “Nông dân và đất là hai vấn đề không thể tách rời nhau được. Việc thu hồi đất giao lại cho nông dân là việc phải làm ngay...”.

“Không canh tác thì thu hồi!” - đó là chủ trương quyết liệt của UBND huyện Tân Phước, Tiền Giang. Ông Võ Văn Xê, chủ tịch UBND huyện, nói: “Đích thân đồng chí bí thư tỉnh ủy, sau khi nghe báo cáo về tình trạng bao chiếm đất hoang để chờ giá lên, đã chỉ đạo: ra quyết định thu hồi ngay, nhất là đối với những chủ đất bỏ hoang, kể cả cán bộ! Chúng tôi đang có những biện pháp xử lý những hộ nhận đất bao chiếm nhiều năm nhưng không khai hoang...”.

Trong khi chúng tôi có mặt ở Tân Phước, đích thân chủ tịch huyện đã đi từng xã để đôn đốc việc khai hoang theo đúng chủ trương của tỉnh. Ông Xê khẳng định: “Đối với người đầu cơ đất để trục lợi thì phải thu hồi ngay: đó là những hộ được giao đất từ 3-5 năm về trước, cứ để chờ giá đất lên rồi bán”.

Khi đất về tay nông dân

Trong những ngày thực hiện loạt phóng sự điều tra này, khi tiếp xúc với một số địa phương, nhiều ý kiến cho rằng một bộ phận lớn nông dân không có đất do không chịu làm ăn, bê tha... dẫn đến tình trạng cầm cố đất, mất đất; giao đất trở lại rồi cũng sẽ mất đất (!?).

Ghi nhận tình trạng này qua các cơ quan như Hội Nông dân, Sở LĐ-TB&XH..., chúng tôi thấy con số cầm cố, sang nhượng, ly nông... chiếm tỉ lệ rất thấp trong số nông dân không đất.

Như ở Đồng Tháp 24.685 hộ không có đất canh tác, chỉ có 3.429 hộ do cầm cố (nguồn: MDPA); còn tại Bạc Liêu, trong 11.446 hộ không đất, chỉ có 908 trường hợp do chuyển nhượng, cầm cố (nguồn: Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu)...

Và trong tỉ lệ rất thấp ấy, có bao nhiêu người chẳng qua cũng vì quá đói nghèo mà lâm vào tình trạng cầm cố cả sự sống của mình?

Với chủ trương tạo nguồn tài chính cho nông dân vay chuộc đất sản xuất, trong thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Sở LĐ-TB&XH và Ngân hàng Phục vụ người nghèo mở rộng chương trình trên đến 10/11 huyện thị trong tỉnh. Đã có 632 hộ được vay 4,171 tỉ đồng, chuộc lại được 2.435.122m2.

Ông Huỳnh Hiếu Nghĩa, trưởng ban kinh tế - xã hội Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Chương trình cho vay chuộc đất đã thấy rõ hiệu quả của nó. Trong số 636 hộ tham gia chương trình đã có 229 hộ nộp lãi. Khích lệ hơn đã có 13 hộ hoàn vốn, 102 hộ thoát nghèo...”.

Anh Lê Văn Trào ở ấp Nam Tiến, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), một trong những người được thụ hưởng chương trình, kể: “Cha mẹ để lại chỉ có hai công đất, nhưng do vợ đau, con ốm, tui đi vay với lãi suất 20%/tháng, chủ nợ gí quá đành phải cầm cố hai công trả... Khi hội nông dân triển khai chương trình chuộc đất, tôi quyết đi vay (lãi suất 0,6%) chuộc lại hai công đất, ra công làm đê bao khép kín để làm lúa ba vụ, đến nay ngoài tiền lãi góp hằng tháng, hai vợ chồng tui còn ky cóp được 14 triệu đồng...”.

Ở Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh vừa triển khai chương trình “Cho mượn ruộng đất”. Ông Võ Kiên Nhẫn - chánh văn phòng Hội Nông dân Vĩnh Long - cho biết: “Các hộ có nhiều đất nhưng chỉ làm chính vụ, đông xuân; còn vụ hè thu sẽ nhường lại đất cho nông dân nghèo, không đất canh tác. Chương trình này thí điểm thành công trên diện tích 31,5ha, thu nhập hộ nghèo, không đất đạt 1,2-1,5 triệu đồng. Tuy chưa phải là cao, nhưng cũng là một khoản thu nhập thêm cho nông dân nghèo, chúng tôi đang bàn để mở rộng mô hình này...”.

Trong khi đó, hai tỉnh An Giang, Trà Vinh đã hỗ trợ 1,4 tỉ đồng cho 1.350 hộ nông dân chuộc và mượn hơn 513ha đất đã cầm cố. Riêng tại An Giang đã tạo ra quĩ đất hơn 2.000ha để cấp cho hàng ngàn hộ nông dân không đất...

Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Kiên Giang đã quyết liệt trong việc thu hồi đất hoặc tạo quĩ đất để cấp trở lại cho nông dân. Đã có 667 hộ nông dân nghèo được cấp 19.143m2. Ngoài ra tỉnh còn triển khai nhiều dự án khai hoang vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Kiên Hảo - Tri Tôn và bắc Phú Quốc, Thổ Chu... để tạo quĩ đất cho nông dân...

Một sự thật không thể phủ nhận là vai trò của nông dân trong đời sống xã hội mà họ chiếm đến 80% dân số. Cứ trao đất cho nông dân và sẽ thấy họ biết cách làm chủ mảnh đất đó như thế nào...

MIÊN HẠ - DƯƠNG THẾ HÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    n\u00f4ng d\u00e2n m\u1ea5t \u0111\u1ea5t v\u00e0 nh\u1eefng \u00f4ng ch\u1ee7 \u0111\u1ea5t m\u1edbi. M\u1ea5t \u0111\u1ea5t d\u1eabn \u0111\u1ebfn \u0111\u00f3i ngh\u00e8o. \u0110\u1ec3 n\u00f4ng d\u00e2n tho\u00e1t kh\u1ecfi ng\u01b0\u1ee1ng ngh\u00e8o (ti\u00eau ch\u00ed 100.000 \u0111\u1ed3ng/th\u00e1ng) th\u00ec m\u1ed7i n\u00f4ng d\u00e2n \u00edt nh\u1ea5t ph\u1ea3i c\u00f3 trong tay 1,5 c\u00f4ng \u0111\u1ea5t (d\u1eabn theo ngu\u1ed3n: MDPA)." />