07/09/2022 16:28 GMT+7

3 sinh viên thử nghiệm thành công phần mềm chống gian lận thi cử

NGUYÊN BẢO
NGUYÊN BẢO

TTO - Sau khi thử nghiệm thành công phần mềm chống gian lận thi cử, nhóm sẽ tiếp tục phát triển dự án để hoàn thiện, mong muốn trước tiên sẽ áp dụng vào kỳ thi đánh giá tư duy của Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Các hành động gian lận trong thi cử được ghi hình lại và truyền đến mô hình, để "dạy" cho mô hình biết hành động nào là gian lận, hành động nào là không gian lận trong thi cử - video: NVCC

Nhóm sinh viên thử nghiệm thành công phần mềm chống gian lận thi cử là ba bạn trẻ, gồm: Phùng Phương Nhung (sinh viên năm 3, ngành tài chính ngân hàng - Học viện Tài chính), Trần Vương Quốc Đạt và Lê Đức Anh Tuấn (sinh viên năm 3, ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo - Trường đại học Bách khoa Hà Nội).

Ý tưởng này được hiện thực hóa khi nhóm Hugging Team tham gia một cuộc thi khoa học dữ liệu do Trường đại học Ngoại thương tổ chức.

Lê Đức Anh Tuấn (trưởng nhóm) cho biết, xuất phát từ thực tế, các kỳ thi thường xuất hiện gian lận, do vậy nhóm muốn áp dụng trí tuệ nhân tạo để giúp đỡ các thầy cô giảm tải gánh nặng, tạo sự công bằng, minh bạch trong thi cử.

Tuấn cho biết, mô hình chống gian lận thi cử sẽ hoạt động theo nguyên tắc nhận dạng các hành vi trên cơ thể người, hiện tại đang ở giai đoạn phát triển và thử nghiệm.

3 sinh viên thử nghiệm thành công phần mềm chống gian lận thi cử - Ảnh 2.

Thử nghiệm phần mềm chống gian lận thi cử - Ảnh: NVCC

"Khi các camera gắn ở phòng thi sẽ ghi hình và truyền dữ liệu về máy tính, mô hình chống gian lận sẽ trích xuất các đặc trưng trên cơ thể người, khớp xương có biểu hiện gian lận hay không. Cụ thể, trong gian lận thi cử sẽ là tay, đầu, mắt và những chuyển động cơ thể. Nhóm đã cho máy học thuộc những chuyển động từ video có trước để dự đoán, phát hiện gian lận thi cử.

Dự án này mới khởi động trong thời gian ngắn nên chỉ có một số kết quả thử nghiệm ban đầu. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm phát triển thêm để tạo thành một mô hình hoàn chỉnh.

"Ê kíp tụi em mong muốn dự án của mình sẽ được phát triển, trước tiên là áp dụng vào kỳ thi đánh giá tư duy của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, nếu thành công có thể tiếp đến sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia", Tuấn chia sẻ.

Sẽ là tiếng vang lớn lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục

TS Phạm Huy Hoàng, giám đốc Trung tâm Công nghệ và giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục - EdTech Centre", Trường đại học Bách khoa Hà Nội, đánh giá sản phẩm của nhóm sinh viên khi hoàn thiện sẽ có tính ứng dụng rất cao.

Hiện nay các trường đại học, trong đó có Trường đại học Bách khoa đang triển khai phương pháp tuyển sinh theo các bài thi riêng, một năm sẽ có rất nhiều kỳ thi, rất nhiều thí sinh dự thi. Nếu như hệ thống này có thể hỗ trợ giám sát trong thi cử thì phạm vi áp dụng sẽ rất lớn, rất hiệu quả.

Bài toán về giám sát việc học đã bắt đầu từ lâu và được quan tâm khá nhiều, từng có nhiều nhóm đã xây dựng những sản phẩm như vậy. Thế nhưng, đối với sinh viên thì đây là lần đầu tiên đưa ra được sản phẩm hoàn chỉnh như vậy.

"Bản thân EdTech Centre là trung tâm nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dục, chúng tôi cũng có một nhóm để chuyên làm về mô hình đó, cho đến hiện tại vẫn chỉ đang nằm trong phạm vi nghiên cứu, triển khai, chưa hoàn toàn thử nghiệm thành công. Nếu như những bài toán của các bạn sinh viên này mà triển khai thành công thì thực sự đó là một tiếng vang rất lớn", ông Hoàng nói.

Chống gian lận thi cử Chống gian lận thi cử 'siêu nhỏ' bằng khoảng cách 25m và... tinh ý

TTO - "Loại này giá hơi cao một chút, 2,8 triệu đồng một máy. Giá thuê là 500.000 đồng/một ngày. Với loại này thì tìm một áo sơmi cổ dày xíu, rạch cổ áo và nhét vào trong. Tai nghe cũng có thể dán trực tiếp vào xương quai xanh"...


NGUYÊN BẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên