10/05/2024 13:55 GMT+7

Đến 2030 Việt Nam sẽ có 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Từ nay đến năm 2030 cả nước có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị sáng 10-5 tại Hà Nội - Ảnh: B.NGỌC

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị sáng 10-5 tại Hà Nội - Ảnh: B.NGỌC

Xây dựng chuỗi giá trị Việt Nam

Ông Trần Duy Đông, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết số 41 ngày 10-10-2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hội nghị do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp Ban Kinh tế trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 10-5 tại Hà Nội.

Báo cáo chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 41 năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, ông Đông cho hay mục tiêu của Chính phủ là từ nay đến năm 2030 khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 32-38% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tỉ lệ doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng số doanh nghiệp đạt khoảng 10%.

Đồng thời, có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỉ USD, 120 doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt trên 1 tỉ USD và 100 doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế trên 100 triệu USD.

Bên cạnh đó, chương trình hành động của Chính phủ cũng phấn đấu đến năm 2045 sẽ xây dựng được các tập đoàn kinh tế trong nước có khả năng dẫn dắt chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành các chuỗi giá trị của Việt Nam.

Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết số 41 được tổ chức tại Hà Nội, trực tuyến tới nhiều điểm cầu trên cả nước - Ảnh: B.NGỌC

Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết số 41 được tổ chức tại Hà Nội, trực tuyến tới nhiều điểm cầu trên cả nước - Ảnh: B.NGỌC

Doanh nghiệp muốn phát triển lành mạnh phải chống sai phạm, tiêu cực

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - cho hay đội ngũ doanh nhân hiện nay có hàng triệu người, với gần 920.000 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp mang tầm quốc tế như Viettel, PVN, Vietcombank, Vinfast, Vinamilk, Thaco Trường Hải.

Nhưng ông Nghĩa cũng thẳng thắn cho rằng phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế.

Đội ngũ doanh nhân chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, đặc biệt đạo đức kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của một bộ phận doanh nhân chưa cao, thậm chí một bộ phận doanh nhân còn vi phạm pháp luật.

"Tình trạng doanh nghiệp, doanh nhân câu kết với cán bộ các cấp, nhất là cán bộ có chức, có quyền thực hiện các hành vi như tham nhũng, tiêu cực, chiếm đoạt, gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản, nguồn lực của Nhà nước, nhân dân, thậm chí tạo ra một môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh vẫn còn diễn ra", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo ông Nghĩa: "Rất nhiều vụ án, nhiều địa phương, kể cả các đồng chí trung ương, trong đó có cả đồng chí trong Bộ Chính trị vi phạm khuyết điểm đều có vấn đề từ doanh nghiệp.

Đây là vấn đề đau xót nhưng chúng ta phải kiên quyết khắc phục, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, tồn đọng kéo dài, xảy ra ở những lĩnh vực chuyên môn sâu, khép kín, có tính hệ thống, tổ chức, diễn ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước gây thiệt hại rất lớn về tài sản, ảnh hưởng đến tính ổn định của nền kinh tế khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Có thể đề cập đến một số vụ án xảy ra ở các tập đoàn như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Công ty Việt Á, Công ty AIC, Công ty Xuyên Việt Oil, Ngân hàng SCB, Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, hiện dư luận rất quan tâm".

Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc, vì vậy theo ông Nghĩa, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trọng tâm, lâu dài của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Doanh nghiệp cần quán triệt nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, tập trung vào các vấn đề như coi trọng văn hóa doanh nghiệp, gắn với giá trị truyền thống dân tộc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, doanh nhân cần ý thức rõ về tác động, hậu quả khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, từ đó kiên quyết thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nhân dân. 

Phải phát huy tính tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp phải nói không với hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức kinh doanh, gây tổn hại cho xã hội, đất nước và chính doanh nghiệp.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng khẳng định muốn phát triển lành mạnh thì phải chống tiêu cực, sai phạm. Làm ăn gian dối, hàng kém chất lượng rất nguy hiểm. 

Doanh nghiệp cần tham gia các hiệp hội để chia sẻ các chuẩn mực cũng như thông lệ tốt về liêm chính trong kinh doanh. Qua đó, bảo vệ các doanh nghiệp là nạn nhân tham nhũng, tố cáo những doanh nghiệp sử dụng tham nhũng để trục lợi, gây tổn hại tới các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên dùng robot chia hàng, giảm 60% chi phí nhân côngDoanh nghiệp Việt Nam đầu tiên dùng robot chia hàng, giảm 60% chi phí nhân công

Không nằm ngoài xu hướng của các 'ông lớn' trên thế giới, doanh nghiệp Việt đã khai trương tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hóa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên